Tổ yến là thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng – dược phẩm nổi tiếng được làm từ tổ chim yến. Đây là món cao lương mỹ vị được nhiều quốc gia ở Đông Á ưa chuộng như Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam…Sản phẩm có nhiều công dụng khác nhau nhưng nếu sử dụng sai cách có thể làm mất đi chất dinh dưỡng của chúng. Bài viết này Ma Ngoáy sẽ giúp bạn tìm hiểu về tác dụng và những lưu ý khi dùng thực phẩm dinh dưỡng này.
Tổ yến là gì?
Khái niệm tổ yến Tổ yến là tổ của một loại chim yến hoang sống trong hang sâu hay dưới các vách đá, chim yến sẽ dùng nước bọt của chúng tiết ra để làm tổ trước khi sinh con. Khi đến một thời gian nhất đinh người ta sẽ tính hành thu và sơ chế, chế biến thành các sản phẩm từ tổ yến. Tổ yến phần lớn tập trung ở vùng biển Nam Trung Bộ, đặc biệt là tập trung nhiều nhất ở vùng đảo khánh hòa. Ngày nay người ta còn phát triển kỹ thuật nuôi yến trong nhà nên phát triển ra ở nhiều tỉnh thành khác trong khu vực mang lại giá trị kinh tế cao.
Các thành phần dinh dưỡng trong tổ yến
Khi phân tích thành phần của tổ yến, các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều thành phần giá trị dinh dưỡng cao trong tổ yến, giúp cải thiện sức khỏe con người một cách hiệu quả.
Glycine: 1,99%, có tác dụng tốt cho da
Valine: 4,12% giúp mau lành tế bào cơ và tái tạo tế bào mới
Leucine: 4,56%, giúp điều chỉnh hàm lượng đường trong máu.
Isoleucine: 2,04 % giúp phục hồi nhanh sức khỏe
Threonine: 2,69% tăng cường hệ miễn dịch và giúp hấp thụ các dưỡng chất cho cơ thể
Methionine: 0,46% hỗ trợ chống viêm khớp
Proline: 5,27% tăng cường phục hồi các cơ, mô, và da
Acid aspartic: 4,69% giúp tăng trưởng tế bào.
Phenylalanine: 4,5% giúp bổ não, tăng trí nhớ
Histidine: 2,09% giúp cơ thể phát triển và tăng liên kết mô cơ bắp
Lysine: 1,75% tăng khả năng hấp thụ Ca, giúp xương chắc khỏe, chống lão hóa cột sống.
tryptophan: 0,7% có tác dụng ngăn ngừa ung thư
L-arginine:11,4% giúp cải thiện vấn đề sinh lý.
Công dụng của tổ yến
Với nhiều thành phần giá trị dinh dưỡng ở trên, tổ yến mang lại nhiều giá trị cao, đặc biệt tổ yến có giá trị dinh dưỡng nhất định cho các loại độ tuổi khác nhau như:
Yến sào cho trẻ em
Phù hợp cho trẻ ở các độ tuổi từ 0 – 1 tuổi, 1 – 3 tuổi, 3 – 10 tuổi theo chế độ ăn của bé, yến sào này cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu, tăng cường hệ miễn dịch, kích thích vị giác giúp trẻ ăn ngon và ngủ ngon giấc.
Yến sào cho mẹ bầu
Trong thời gian người mẹ mang bầu, cần một lượng lớn dinh dưỡng cao thì tổ yến là một lựa chọn tốt. Tổ yến cung cấp các chất dinh dưỡng giúp thai nhi khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch cho người mẹ, đặc biệt tổ yến còn giúp làm đẹp gia tái tạo collagen giúp tế bào da nhanh chóng hồi phục giảm thiểu tình trạng rạn da sau khi sinh.
Yến sào cho người già
Khi về già, sức khỏe ngày càng yếu hơn lúc này cần bổ sung các chất dinh dưỡng, tổ yến có tác dụng kích thích tiêu hóa cho cơ thể, tăng cường hệ tuần hoàn tim mạch, giảm tỉ lệ cao huyết áp ở người già.
Yến sào cho người bệnh
Người bệnh là lúc cơ thể suy nhược, cần bổ sung các chất dinh dưỡng giúp nhanh chóng phục hồi, tổ yến chế biến cho người bệnh giúp họ dễ hấp thu nhất nhưng vẫn đảm bảo liều lượng giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.
Hướng dẫn dùng tổ yến đúng cách
Tổ yến phát huy công dụng nếu bạn sử đúng cách. Tham khảo một số phương pháp chế biến và bảo quản sau:
Chế biến tổ yến
Tổ yến nếu chế biến không đúng cách như chưng nấu quá lửa, đun lâu hay mau hoặc bỏ nhiều đường phèn đều làm hao phí chất dinh dưỡng.
Sau khi mua về, yến thô (còn nguyên tổ) cần phải làm sạch lông bám và tạp chất, ngâm vào nước sạch 20 phút rồi đổ bỏ nước đã ngâm. Tổ yến thô sau khi được sơ chế được gọi là yến tươi.
Khi chế biến yến sào cần duy trì nhiệt độ vừa phải, không để sôi trên 100 độ C, chưng cách thủy chứ không nấu trực tiếp. Tùy theo món ăn chế biến, chị em có thể chưng yến với đường phèn, hạt sen, táo đỏ hay mật ong… Dù chưng với thành phần nào cũng phải bỏ đường phèn để yến có vị ngọt thanh và mất đi mùi tanh. Tuy nhiên, không nên cho nhiều đường phèn làm giảm tác dụng của yến sào. Yến chỉ nên dùng khi ấm nóng, để nguội mất ngon.
Bảo quản tổ yến
Bảo quản sai cách cũng gây mất chất yến, thậm chí gây đau bụng, bất lợi cho tiêu hóa. Yến thô nên cất giữ nơi khô ráo, tránh nơi quá kín có ẩm mốc hoặc có ánh sáng chiếu vào (năng lượng ánh nắng mặt trời có thể phá vỡ cấu trúc và thành phần dinh dưỡng của tổ yến).
Yến tươi cần để ráo nước, đựng trong hộp có nắp đậy và cất giữ trong ngăn mát tủ lạnh được khoảng một tuần. Để tiện lợi cho việc thưởng thức, chị em có thể chế biến lượng yến lớn mỗi lần và chia nhỏ, bỏ tủ lạnh ăn dần trong một tuần.
Nếu muốn để vài tháng hoặc một năm, tổ yến sau khi nhặt sạch lông cần sấy khô bằng quạt trong khoảng khoảng 14 tiếng. Khi sợi yến hoàn toàn khô ráo thì cất vào hộp kín hoặc túi hút chân không, đặt nơi tránh ánh sáng mặt trời. Tổ yến không ăn được nếu bề mặt chuyển màu đen, do vi khuẩn ăn mòn hoặc bị oxy hóa nghiêm trọng.
Những lưu ý khi ăn tổ yến
Khi sử dụng tổ yến bạn nên ghi nhớ một số điều sau đây:
Không nên ăn tổ yến quá thường xuyên
Với những người trẻ khỏe mạnh có khả năng hấp thụ tốt thì việc ăn tổ yến hàng ngày có thể sẽ không ảnh hưởng. Song với những người cao tuổi, việc sử dụng thường xuyên liên tục sẽ tác động xấu đến hệ tiêu hóa.
Nên ăn tổ yến vào buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ
Việc bổ sung tổ yến vào buổi sáng sớm khi bụng đói sẽ giúp bạn hấp thụ tốt toàn bộ các dưỡng chất có trong tổ yến. Ngoài ra, việc dùng yến vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp hấp thụ dễ dàng hơn vì đây là khoảng thời gian cơ thể nghỉ ngơi.
Không nên chưng yến quá lâu
Tổ yến nếu chưng quá lửa trong thời gian dài hoặc bỏ nhiều đường phèn sẽ làm mất đi nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Bảo quản đúng cách
Bảo quản sai cách cũng gây mất chất yến, thậm chí gây đau bụng, bất lợi cho tiêu hóa. Yến thô nên cất giữ nơi khô ráo, tránh nơi quá kín có ẩm mốc hoặc có ánh sáng chiếu vào (năng lượng ánh nắng mặt trời có thể phá vỡ cấu trúc và thành phần dinh dưỡng của tổ yến).
Yến tươi cần để ráo nước, đựng trong hộp có nắp đậy và cất giữ trong ngăn mát tủ lạnh được khoảng một tuần. Như vậy, dù công dụng tổ yến rất nhiều nhưng bạn nên lưu ý một số điều trên để sử dụng cho đúng cách và tận dụng hết tác dụng của nó.
Một số món ăn bổ dưỡng từ tổ yến
Bạn có thể chế biến tổ yến thành các món ăn dinh dưỡng khác nhau như:
Yến chưng đường phèn
Tổ yến 5g, đường phèn 30g. Trước tiên đun tan đường phèn, vớt bỏ váng bã cho tổ yến vào đun nhỏ lửa cho sôi là được. Dùng cho các trường hợp suy nhược, người già yếu, lao phổi, viêm khí phế quản, bệnh tâm phế mạn.
Tổ yến pha sữa bò
Yến sào 10g, ngâm nước cho mềm, đun cách thủy cho chín, cho thêm 250ml sữa bò, khuấy đều cho sôi. Dùng cho các trường hợp viêm dạ dày, viêm ruột có nôn ói, nấc cụt và các bệnh nội khoa có nôn ói.
Tổ yến đỗ trọng hấp đường
Tổ yến 4g, đỗ trọng 15g, đường kính 100g. Tổ yến ngâm nước sôi cho mềm trước, nấu tất cả nguyên liệu trong 30 phút, lấy nước uống.
Chè yến
Yến sào 5g, hấp cách thủy, cho vào bát. Đường kính đun với nước sôi (lượng đủ ngọt), bắc ra để nguội, thêm lòng trắng trứng, lọc trong rồi đổ vào bát yến. Ăn khi còn ấm và sau bữa ăn. Tác dụng bổ trung, dưỡng khí huyết, dùng cho người suy nhược cơ thể. Ngoài ra, tổ yến còn có thể chưng cùng long nhãn, quế hoa, hạt sen, táo đỏ,…thành các món chè yến bổ dưỡng, hoặc nấu súp cùng thịt gà, nấm ngân nhĩ…
Trên đây Ma Ngoáy đã cung cấp đầy đủ thông tin về tổ yến. Với nhiều thành phần giá trị dinh dưỡng thực phẩm này mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Mong rằng bạn đã có thêm kiến thức hữu ích để bảo vệ sức khỏe cho mình và những người xung quanh.