Chị em phụ nữ sau khi sinh con thì đến 85% phải tình trạng rụng tóc mất kiểm soát. Đừng quá lo lắng, trong bài viết dưới đây Ma Ngoáy sẽ giúp bạn tìm hiểu về căn bệnh này cũng như nguyên nhân và cách điều trị tại nhà. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rụng tóc sau sinh có nguy hiểm không nhé!
Rụng tóc sau sinh là gì? Biểu hiện như thế nào?
Mái tóc được ví như gương mặt thứ hai của phái đẹp. Thế nhưng các số liệu thống kê cho thấy, đa số phụ nữ bị rụng tóc trầm trọng sau khi sinh con. Tùy vào từng yếu tố mà số lượng tóc rụng sẽ khác nhau. Và tất cả trong số đó đều thừa nhận rằng, rụng tóc sau sinh khiến họ vô cùng tự ti và lo lắng.
Những nỗi lo lắng sợ hãi ấy càng khiến “mẹ bỉm sữa” thêm stress nặng, thậm chí trầm cảm. Nói về thời kỳ khó khăn này, nhiều bà mẹ tâm sự: “Có những ngày đứng trước gương mà chỉ muốn bật khóc. Khóc vì hoảng sợ, vì stress và tủi thân…!”. Thế mới có câu “con biết nói, mẹ hói đầu” – sinh được đứa con, chăm bẵm đến lúc con biết bi bô tập nói là tóc trên đầu mẹ cũng chỉ còn lưa thưa.
Nguyên nhân gây rụng tóc sau sinh
Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc sau sinh. Khi bạn tìm ra vấn đề mình gặp phải mới có được biện pháp chữa trị phù hợp và hiệu quả!
Khi mang thai cơ thể phụ nữ bị thay đổi nội tiết tố
Khi trong thời kỳ mang thai, lượng nội tiết tố estrogen trong cơ thể chị em tiết ra nhiều khiến cho tuổi thọ của tóc kéo dài, tóc khỏe và ít gãy rụng hơn. Tuy nhiên sau khi sinh thì lượng estrogen của các chị em giảm dần khiến cho tuổi thọ của tóc giảm, tóc không chỉ rụng nhưng bình thường mà số lượng còn tăng lên nhiều lần, có khi còn rụng tóc theo từng mảng.
Bên cạnh đó, đối với những bà mẹ cho con bú thì cơ thể phải tiết ra nhiều hormone prolactin giúp cho sữa mẹ dồi dào, kích thích sữa tiết ra để cho con, thế nhưng prolactin chính là chất gây ức chế hoạt động của estrogen khiến cho lượng estrogen trong cơ thể người mẹ đã giảm nay còn ít hơn.
Sự thiếu hụt dinh dưỡng
Trong thời gian mang thai, dưỡng chất được tập trung cho thai nhi và sau khi sinh thì lại tiếp tục tập trung vào sữa để nuôi con. Điều này khiến cơ thể mẹ dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng nếu cung cấp không đầy đủ. Tuần hoàn máu đến các nang tóc bị gián đoạn khiến tóc không được nuôi dưỡng dễ tổn thương và dễ rụng đi.
Những áp lực về tâm lý sau khi sinh con
Những áp lực về mặt tinh thần như: mệt mỏi, thiếu ngủ vì chăm con,lo lắng khi con ốm, căng thẳng trong công việc khi đi làm lại,… cũng là những tác nhân khiến cho tóc bị rụng nhiều. Mặt khác, chấn thương tinh thần lại ảnh hưởng xấu tới hoạt động sinh lý, làm cho quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể bị rối loạn, máu kém lưu thông, tóc không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nên sẽ dễ bị rụng.
Tác dụng phụ của dầu gội hóa chất mạnh
Phụ nữ sau sinh thường da đầu rất yếu và nhờn. Sử dụng những loại dầu gội đầu có hóa chất mạnh cũng là nguyên nhân tóc yếu và dễ gãy rụng.
Phụ nữ rụng tóc sau sinh bao lâu thì hết? Bệnh có nguy hiểm không?
Bình thường tình trạng rụng tóc sau sinh sẽ kéo dài khoảng 3 – 6 tháng thậm chí có những mẹ bỉm sữa phàn nàn rằng mình bị rụng tóc cả 1 năm trời. Thực tế thì tóc rụng bao lâu mới hết còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người cũng như nguyên nhân xuất phát.
Trong trường hợp rụng tóc do thiếu chất dinh dưỡng, thiếu sắt thì chỉ cần bổ sung những dưỡng chất này thì lượng rụng tóc sẽ giảm dần. Còn rụng tóc do nội tiết tố thay đổi hoặc do tâm lý căng thẳng thì thời gian khắc phục có thể lâu hơn.
Rụng tóc sau sinh không đe dọa tới tính mạng nhưng nó lại khá nguy hiểm. Bởi rụng tóc phản ánh sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể hay mẹ bỉm sữa đang bị stress căng thẳng hoặc mẹ bị thiếu hụt dinh dưỡng. Do đó nếu không có biện pháp kịp thời nhằm ngăn chặn hiện tượng tóc rụng thì không chỉ tóc rụng ngày một nhiều hơn mà sức khỏe của mẹ bỉm sữa cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
Cách điều trị bệnh đơn giản ngay tại nhà
Nhiều phụ nữ lo lắng không biết rụng tóc sau sinh có mọc lại không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên việc tóc có mọc nhanh, khỏe và đẹp hay không phụ thuộc rất nhiều vào chế độ sinh hoạt và cách chăm sóc tóc của chị em.
Dưới đây Ma Ngoáy chia sẻ các cách điều trị bệnh rụng tóc đơn giản ngay tại nhà giúp chị em sở hữu mái tóc sau sinh dày, khỏe.
Thư giãn đúng cách
Sau khi sinh con, phụ nữ có thể phải đối mặt với căng thẳng hoặc lo lắng do các yếu tố như công việc, vấn đề tài chính và nhiều vấn đề khác. Điều này có thể ảnh hưởng khiến tóc rụng. Bạn nên thư giãn bằng cách thực hành các kỹ thuật thư giãn như yoga hoặc thiền, giúp cân bằng lượng hormone và ngăn ngừa rụng tóc.
Sử dụng dầu gội từ thiên nhiên
Bởi da dầu của chị em sau sinh khá nhạy cảm nên bạn có thể ưu tiên sử dụng các loại dầu gội có chiết xuất từ thiên nhiên thay vì những loại có có chất tẩy mạnh. Từ xa xưa ông cha ta đã biết cách sử dụng cỏ cây hoa lá trong vườn nhà để chăm sóc tóc.
Bạn có thể tham khảo các loại nước gội đầu được nấu từ vỏ bưởi, hương nhu, bồ kết, cỏ mần trầu, xả, trà xanh,… Những thứ dễ mua, dễ kiếm nhưng hiệu quả vô cùng tuyệt vời.
Thực đơn ăn uống đảm bảo dinh dưỡng
Ăn nhiều trái cây, rau quả, các loại hạt là cách tốt nhất để cơ thể bạn được cung cấp các dưỡng chất cần thiết. Những thực phẩm giúp cường tăng sức khỏe tóc bao gồm các loại rau màu xanh đậm (cung cấp sắt, vitamin C), khoai lang và cà rốt (cung cấp beta carotene), trứng (cung cấp vitamin D) và cá (cung cấp omega-3 và magiê)… Bạn hãy tăng cường các loại thực phẩm này trong thực đơn mỗi ngày để sớm lấy lại mái tóc chắc khỏe.
Để tóc ngắn
Để tóc ngắn phụ thuộc vào sự lựa chọn cá nhân của phụ nữ. Tuy nhiên, việc cắt ngắn tóc có thể giúp bạn kiểm soát rụng tóc và đưa ra phương pháp chăm sóc, điều trị thích hợp. Ngoài ra, nó có thể cho phép bạn tạo kiểu nhanh hơn trong khi bạn đang bận chăm con nhỏ.
Uống đủ nước
Nước không chỉ là thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất sữa mẹ. Ít ai biết rằng chính nước ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng rụng tóc của phụ nữ sau sinh. Khi cơ thể mất nước trầm trọng có thể làm cho tóc mỏng, khô và dễ gãy rụng hơn. Vậy nên mẹ bỉm nên uống ít nhất tám cốc nước mỗi ngày.
Với bài viết trên chắc chắn bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về căn bệnh rụng tóc sau sinh. Hãy áp dụng ngay cách điều trị tại nhà nếu chị em đang gặp tình trạng này.