Trong thời gian gần đây khi dịch bệnh bùng phát mạnh thì mô hình kinh doanh hàng tạp hóa nhận được sự quan tâm của nhiều người. Nếu bạn muốn mở một cửa hàng tạp hóa đừng bỏ qua những chia sẻ dưới đây của Ma Ngoáy. Chúng tôi sẽ bật mí những thủ tục đăng ký mở cửa hàng tạp hóa và những giấy tờ cần thiết.
Kinh doanh cửa hàng tạp hóa đăng ký mã ngành nghề nào?
Trong giấy phép đăng ký kinh doanh mở cửa hàng tạp hóa, bạn có thể đăng ký một số ngành nghề kinh doanh sau:
- Mã ngành 4610: Đại lý, môi giới hàng hóa
- Mã ngành 4631: Bán buôn gạo, lúa mì, hạt ngũ cốc khác, bột mì
- Mã ngành 4632: Bán buôn thực phẩm
- Mã ngành 4633: Bán buôn đồ uống
- Mã ngành 4634: Bán buôn sản phẩm thuốc lá, thuốc lào
- Mã ngành 4690: Bán buôn tổng hợp
- Mã ngành 4711: Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp
- Mã ngành 4719: Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp
- Mã ngành 4721: Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh
- Mã ngành 4722: Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
- Mã ngành 4723: Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh
- Mã ngành 4724: Bán lẻ sản phẩm thuốc lá, thuốc lào trong các cửa hàng chuyên doanh
- Mã ngành 4773: Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh
- Mã ngành 4781: Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào lưu động hoặc tại chợ
- Mã ngành 4782: Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào lưu động hoặc tại chợ.
Ngoài ra, nếu kinh doanh thêm một số các sản phẩm khác cần bổ sung mã ngành kinh doanh với sản phẩm tương ứng (Mã ngành nghề kinh doanh căn cứ theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg).
Thủ tục đăng ký mở cửa hàng tạp hóa? Những giấy tờ cần thiết
Dưới đây là những thủ tục đăng ký mở cửa hàng tạp hóa chi tiết. Từ đó bạn có thể biết được những công việc và chuẩn bị giấy tờ cần thiết.
Lựa chọn mô hình kinh doanh
Lựa chọn mô hình pháp lý để kinh doanh là một trong những quyết định quan trọng nhất để bắt đầu công việc kinh doanh. Mô hình pháp lý có thể thay đổi kết cấu trong tương lai, gây ra sự khó khăn và tốn kém cho doanh nghiệp của bạn, do đó tốt hơn hết nên đưa ra quyết định về việc lựa chọn mô hình pháp lý trước khi bắt đầu công việc kinh doanh.
Chọn tên cửa hàng
Chúng tôi khuyên bạn là nên đặt tên cửa hàng của mình một cách ngắn gọn, dễ nhớ đặc biệt nó nên có một ý nghĩa nhất định nào đó và gắn liền với mặt hàng mà bạn đang kinh doanh, để khi nhắc đến mặt hàng đó, người ta sẽ nghĩ đến cửa hàng của bạn.
Chọn địa điểm mở cửa hàng
Địa điểm mở cửa hàng là một trong những yếu tố tối quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán hàng của cửa hàng bạn, chọn địa điểm không phù hợp rất có thể khiến công việc kinh doanh của bạn thất bại. Tùy vào kinh phí để lựa chọn địa điểm mở cửa hàng, tuy nhiên, cửa hàng mặt tiền các đường lớn và tập trung đông dân cư thường mang lại hiệu quả kinh doanh rõ rệt.
Điều kiện các loại hàng hóa bạn kinh doanh ở cửa hàng
Đó phải là những loại hàng hóa mà pháp luật không cấm kinh doanh, hoặc hạn chế kinh doanh. Ngoài ra bạn cũng cần phải hoàn thiện các thủ tục pháp lý như giấy phép kinh doanh, các hình thức kinh doanh của cửa hàng để cửa hàng để không bị sai phạm về mặt pháp luật; ngoài ra bạn nên tìm hiểu những quy định của pháp luật đối với mặt hàng, dòng sản phẩm mà mình sẽ kinh doanh.
Thủ tục thành lập
Sau khi bạn đã đáp ứng các điều kiện trên thì đây là bước quan trọng nhất để bạn có thể mở cửa hàng một cách đúng pháp luật. Chủ cửa hàng kinh doanh tạp hóa thường lựa chọn loại hình hộ kinh doanh.
Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
- Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Số vốn kinh doanh;
- Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh các thể
Bao gồm các giấy tờ cần có như sau:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao chứng minh thư nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình;
- Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
- Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo các giấy tờ quy định nêu trên phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.
- Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì kèm theo các giấy tờ quy định nêu trên phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Trách nhiệm cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
- Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
- Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- [Mới Nhất] Thủ tục đăng ký mở shop mỹ phẩm 2021
- Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể [Mới Nhất]
Mở cửa hàng tạp hóa cần lưu ý điều gì khi làm thủ tục?
Sau khi tìm hiểu các thủ tục đăng ký mở cửa hàng tạp hóa bạn cũng đừng bỏ qua những lưu ý dưới đây!
Đăng ký kinh doanh theo hình thức cá thể
Bởi việc vận hành báo cáo kinh doanh của một công ty phức tạp và mất nhiều chi phí, thời gian hơn nhiều so với kinh doanh cá nhân. Việc thành lập công ty dẫn đến nhiều chi phí liên quan, chi phí quản lý khác nhau như chi phí chữ ký số, chi phí phần mềm kê khai thuế, kê khai bảo hiểm xã hội. Việc kê khai thuế này sẽ mất nhiều thời gian hơn, có thể làm sao nhãng việc bán hàng của bạn, do đó đăng ký kinh doanh hàng tạp hóa theo hình thức cá thể là hợp lý nhất.
Đàm phán để có mức thuế trung bình
Thông thường khi mới mở cửa hàng sẽ bị áp thuế từ 300.000đ đến 500.000đ/tháng bởi đây là mức tối thiểu cửa hàng tạp hóa hoàn toàn có thể đạt được. Tuy nhiên chúng ta chưa thể biết chính xác doanh thu của cửa hàng ở mức độ nào, nên cách tốt nhất là đàm phán với cán bộ thuế để được mức thấp nhất.
Trước khi làm giấy an toàn vệ sinh thực phẩm hãy nhập ít hàng
Để thuận tiện cho việc quản lý và xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm dễ hơn hãy nhập một số lượng hàng hóa vừa phải. Đặc biệt chọn nguồn hàng đảm bảo chất lượng, uy tín nhé.
Làm giấy tờ phòng cháy chữa cháy
Có rất nhiều chủ đầu tư chủ quan không sử dụng giấy tờ phòng cháy chữa cháy, nhưng nếu bạn biết rằng có giấy phép phòng cháy chữa cháy giúp cho việc kinh doanh của bạn an toàn và tự tin, yên tâm hơn. Khách hàng cũng tin tưởng thoải mái mua hàng mà không lo ngại vấn đề xấu xảy ra.
Trên đây là tổng hợp những thủ tục đăng ký mở cửa hàng tạp hóa cực kỳ chi tiết mà Ma Ngoáy muốn gửi đến bạn. Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin gì hãy liên hệ với chúng tôi nhé!