Trong mỗi chúng ta đều mang trong mình một quốc tịch riêng. Vậy mọi người đã hiểu rõ về cụm từ này chưa? Hãy cùng Ma Ngoáy tìm hiểu khái niệm quốc tịch là gì? và ý nghĩa của việc xác định quyền và nghĩa vụ của mình đối với mỗi quốc gia qua bài viết sau bạn nhé. Hy vọng những thông tin sau sẽ thật sự hữu ích đối với bạn đọc.
Quốc tịch là gì?
Quốc tịch là một khái niệm ra đời vào thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến lên chủ nghĩa tư bản. Khái niệm này xuất hiện cùng với tư tưởng tiến bộ của cách mạng tư sản. Thông thường, người nào cũng có một tổ quốc và từ khi sinh ra đều mang một quốc tịch nhất định. Đây không chỉ là vấn đề tình cảm và tâm lý mà còn là mối liên hệ giữa cá nhân đối với nhà nước.
Mối liên hệ này xác định địa vị pháp lý của họ. Trong các xã hội khác nhau, thời kỳ lịch sử khác nhau, công dân sẽ có địa vị pháp lý khác nhau. Địa vị pháp lý đó được củng cố và hoàn thiện hơn qua từng giai đoạn phát triển của xã hội. Bởi vậy, thời điểm lịch sử thay đổi dẫn đến khái niệm về quốc tịch, pháp luật về quốc tịch thay đổi.
Ý nghĩa của việc xác định quốc tịch
Việc xác định quốc tịch có ý nghĩa rất quan trọng, một cá nhân con người không thể có được quyền và danh dự như công dân của một nhà nước nhất định, nếu như cá nhân đó không phải là công dân của một quốc gia mình. Điều này có nghĩa, khi xác định được quốc tịch chính là việc xác định quyền và nghĩa vụ của nhà nước với công dân và ngược lại.
Trên cơ sở pháp lý, quốc tịch giúp cho việc phân biệt được ba dạng người trên lãnh thổ của một quốc gia : Công dân của chính quốc gia đó; người có quốc tịch nước ngoài (một quốc tịch hay nhiều quốc tịch); người không quốc tịch.
Đặc điểm của quốc tịch
Sau đây là một số đặc điểm cơ bản của quốc tịch, bạn đọc có thể tham khảo và ăm thêm thông tin:
Có tính ổn định và bền vững về không gian và thời gian
Về không gian: Mối quan hệ pháp lý giữa quốc gia và cá nhân mang quốc tịch là hoàn toàn không bị hạn chế, điều này thể hiện ở chỗ: Khi đã mang quốc tịch và trở thành công dân của một quốc gia nào đó thì mỗi công dân phải luôn chịu sự chi phối và tác động về mọi mặt từ quốc gia đó, không kể họ đang cư trú ở đâu, trong hay ngoài nước, và tại nơi họ cư trú họ có các quyền và nghĩa vụ pháp lý như nhau.
Về thời gian: Thông thường, một người ngay khi sinh ra đã mang một quốc tịch, tức là có mối liên hệ với ít nhất một quốc gia nhất định. Mối liên hệ này sẽ gắn bó suốt quá trình sống của người đó từ lúc sinh ra cho đến lúc chết, trừ những trường hợp đặc biệt (như: xin thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch…).
Quốc tịch thể hiện mối quan hệ pháp lý giữa nhà nước và công dân
Đây là cơ sở để xác định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Khi mang quốc tịch của một quốc gia nào đó, thì công dân được hưởng những quyền đồng thời phải gánh vác các nghĩa vụ đối với nhà nước của họ. Ngược lại, các quyền của công dân cũng chính là các nghĩa vụ mà quốc gia phải thực hiện nhằm đảm bảo tốt nhất các quyền của công dân và nghĩa vụ của công dân lại đồng thời là các quyền của quốc gia đó.
Tính cá nhân của quốc tịch
Quốc tịch gắn bó với bản thân mỗi cá nhân nhất định và không thể chia sẻ cho người khác. Việc thay đổi quốc tịch của một người không thể làm quốc tịch của người khác thay đổi theo.
Quốc tịch vừa mang tính quốc tế, vừa là đối tượng điều chỉnh của pháp luật quốc gia
Trong quan hệ quốc tế, quốc tịch là cơ sở để quốc gia tiến hành bảo hộ ngoại giao cho công dân của mình; là cơ sở để quốc gia từ chối tiến hành dẫn độ tội phạm đối với công dân mình (trừ những trường hợp có điều ước quốc tế quy định về dân độ).
Nguyên tắc xác định quốc tịch
Sau đây là một số nguyên tắc khi xác định quốc tịch
- Nguyên tắc huyết thống: Nguyên tắc này quy định mọi đứa trẻ sinh ra đều có quốc tịch theo quốc tịch của cha mẹ, không phụ thuộc vào nơi đứa trẻ được sinh ra. Hạn chế của nguyên tắc này là chưa đưa ra được hướng giải quyết trong trường hợp cha mẹ của đứa trẻ là những người không quốc tịch, hoặc không xác định được quốc tịch, hoặc không có cùng quốc tịch, thì không thể xác định quốc tịch cho đứa trẻ theo nguyên tắc này.
- Nguyên tắc quyền nơi sinh: Nguyên tắc này quy định mọi đứa trẻ sinh ra trên lãnh thổ nước nào thì mang quốc tịch của nước đó không phụ thuộc vào quốc tịch của cha mẹ chúng. Nguyên tắc này đã khắc phục được nhược điểm của nguyên tắc huyết thống là xác định quốc tịch cho đứa trẻ không rõ quốc tịch trên lãnh thổ của một quốc gia,
Bên cạnh đó nguyên tắc này cũng bộc lộ hạn chế đó là: trường hợp những đứa trẻ có cha mẹ là công dân của quốc gia khác đứa trẻ đương nhiên có quốc tịch của quốc gia nơi nó được sinh ra. Điều này dẫn đến sự gia tăng hiện tượng hai hay nhiều quốc tịch của công dân.
Ma Ngoáy đã giúp bạn đọc tìm hiểu Quốc tịch là gì và một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Trước khi đi làm quốc tịch hãy tìm hiểu cũng như chuẩn bị đầy đủ các thủ tục để quá trình làm diễn ra một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất bạn nhé.