Nói đến các bệnh về da liễu thì không thể không nhắc tới bệnh mề đay mẩn ngứa. Đây là căn bệnh phổ biến nhiều người mắc phải từ trẻ em cho tới người già. Vậy cách chữa trị bệnh này như thế nào? Hãy cùng Ma Ngoáy tìm hiểu nguyên nhân và một số bài thuốc trị mề đay ngứa hiệu quả ở thông tin bài viết sau bạn nhé.
Nổi mề đay mẩn ngứa là gì, nguyên nhân do đâu ?
Bệnh mề đay mẩn ngứa theo các chuyên gia cho biết thì cứ 100 người sẽ có khoảng 15-20 người mắc bệnh, ai cũng có thể trở thành đối tượng của bệnh mề đay mẩn ngứa, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao hơn nam giới đặc biệt là chị em phụ nữ sau sinh. Có nhiều nguyên nhân khiến người bệnh mắc phải mề đay mẩn ngứa có thể kể đến như:
Do ăn uống dị ứng với một số loại thực phẩm
Nhiều người khi ăn những thực phẩm giàu chất đạm, dễ gây kích ứng như các loại hải sản, thịt bò, tôm, cua, cá, thịt gà, nhộng tằm hay đồ ăn cay nóng và một số đồ uống có cồn thì thường dễ mắc chứng nổi mề đay.
Do yếu tố thời tiết
Thời điểm giao mùa, khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh khiến cho hệ thống miễn dịch kém, sức đề kháng giảm, cơ thể khó có thể chống lại các tác nhân gây bệnh mề đay mẩn ngứa.
Do dị ứng với một số thành phần có trong thuốc tây
hiện nay có nhiều loại thuốc Tây trên thị trường khi sử dụng có thể gây ra tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa. Nhóm thuốc có nguy cơ cao gây nên tình trạng này là các loại kháng sinh, thuốc giảm đau, gây mê, kháng viêm,..
Do mắc bệnh về gan
Khi mắc phải các bệnh về gan sẽ khiến chức năng gan suy yếu dẫn tới khả năng đào thải các độc tố của gan sẽ bị gián đoạn khiến chất độc tích tụ trong cơ thể. Và đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh nhân mắc phải căn bệnh mề đay mẩn ngứa.
Triệu chứng để có thể nhận biết bệnh mề đay mẩn ngứa
Không phải bất cứ trường hợp nào ngứa trên da cũng là hiện tượng của bệnh nổi mề đay mẩn ngứa. Để có thể chẩn đoán đúng bệnh và có cách điều trị đúng hướng bệnh mề đay mẩn ngứa thì người bệnh cần chú ý tới một số triệu chứng cụ thể của bệnh. Triệu chứng của bệnh mề đay mẩn ngứa được chia thành hai trường hợp cụ thể như sau:
Đối với trường hợp mề đay cấp tính
Bệnh mề đay cấp tính thường xảy ra đột ngột rồi biến mất nhanh chóng sau vài giờ hoặc một vài ngày. Tác nhân chủ yếu thường gặp gây nên mề đay cấp tính là do tiếp xúc với chất dị ứng, do thức ăn hoặc thuốc. Phản ứng ngứa nổi mẩn đỏ, da sưng phù và kèm theo một số phản ứng khác như rối loạn tiêu hóa, suy hô hấp hoặc tụt huyết áp.. Trường hợp nặng, người nổi mề đay cấp tính có thể bị choáng váng, ngất xỉu do áp huyết xuống thấp.
Đối với trường hợp mề đay mãn tính
Các triệu chứng dị ứng nổi mẩn đỏ, ngứa da do bệnh mề đay mãn tính thường xuất hiện kéo dài liên tục trong nhiều ngày và có khi là kéo dài hơn 2 tuần. Việc dùng thuốc chỉ làm giảm các triệu chứng tức thời nhưng sau đó bệnh lại tái phát trở lại. Nguyên nhân thường không xác định.
Một số bài thuốc trị mề đay ngứa hiệu quả
Một số bài thuốc dân gian tỏ ra rất hữu dụng đối với các trường hợp bị nổi mề đay nhẹ. Nếu dùng đúng cách và kiên trì bạn có thể may mắn khỏi bệnh chỉ nhờ các vị thuốc có sẵn trong vườn nhà.
Uống nước canh gừng chữa nổi mề đay
Chuẩn bị: Gừng tươi ( 30g), đường thẻ ( 20g), 300ml nước. Lưu ý chỉ nên cho đường vừa đủ ngọt, không nên cho quá nhiều sẽ khiến tổn thương lâu lành.
Cách thực hiện: Đun sôi nước với đường cho tan rồi cho gừng xắt sợi vào. Để lửa lỏ liu riu cho đến khi nước canh gừng chuyển qua màu vàng và cô đặc còn 50 ml. Gạn canh gừng ra chén, chia 2-3 lần uống.
Công dụng: Trong gừng chứa thành phần kháng sinh và chất kháng histamin tự nhiên. Do vậy dùng món canh này thường xuyên khi bị bệnh có tác dụng chống dị ứng, giảm ngứa, ngăn ngừa khu vực da tổn thương bị viêm nhiễm.
Trị mề đay bằng cách tắm nước lá khế
Chuẩn bị: 200g lá khế
Cách thực hiện: Nấu sẵn một nồi nước tắm khoảng 2-3 lít. Trong lúc chờ nước sôi, rửa sạch số lá khế đã chuẩn bị, dùng tay vò nát. Cho lá khế vào nồi, đun sôi kỹ khoảng 10 phút. Gạn cả bã lẫn cái ra chậu, đợi nước nguội rồi tắm. Phần bã lá khế có thể dùng chà sát lên da để tăng hiệu quả. Đây là một trong hai cách tắm lá khế trị nổi mề đay cho hiệu quả tốt nhất còn được dân gian lưu truyền đến ngày nay.
Công dụng: Lá khế là vị thuốc chữa ngứa nổi mề đay khá quen thuộc trong đông y. Loại thảo dược này có tác dụng bài trừ phong nhiệt, giải độc, làm mát da nên có khả năng chống dị ứng, cắt đứt nhanh cơn ngứa ngáy khó chịu.
Cách chữa mề đay bằng cây sài đất
Chuẩn bị: 50g sài đất khô hoặc 100g tươi
Cách thực hiện: Đem sài đất sắc cô đặc lấy nước uống 1-2 lần / ngày trong 7 ngày liên tục. Trường hợp bị nổi mề đay ngứa toàn thân nên dùng sài đất nấu nước tắm để cho tác động sâu rộng hơn.
Công dụng: Tiêu độc, giảm ngứa, làm các nốt mề đay mau lặn. Ngoài ra bài thuốc từ cây sài đất còn có tác dụng chữa rôm sảy ở người lớn và trẻ em, chữa mụn nhọt, chốc đầu.
Những thực phẩm nên kiêng khi bị mề đay mẩn ngứa
Theo lương y Tuấn, có khá nhiều các loại thực phẩm người này ăn được nhưng người kia thì không. Ăn vào sẽ bị dị ứng nổi mề đay khắp người. Do đó, bên cạnh việc kiêng khem các loại thực phẩm vốn dĩ bản thân không ăn được, mọi người nên tham khảo thêm các loại đồ ăn sau đây:
Lạc (đậu phộng)
Lạc là loại thực phẩm kiêng kị số 1 đối với bệnh mề đay mẩn ngứa. Trong lạc chứa nhiều hai loại protein gây dị ứng mạnh là vicilin và albumin. Trung bình một hạt lạc có khối lượng là 500 – 1000 mg, mà chỉ cần 1mg lạc là có thể gây ra dị ứng. Vì vậy người bệnh nên không nên sử dụng thực phẩm này tránh tình trạng mẩn ngứa nặng hơn.
Hải sản
Hải sản là thực phẩm được rất nhiều người ưa thích vì ngon miệng và chứa nhiều protein. Tuy nhiên, đối với người bị mề đay mẩn ngứa thì đây là “khắc tinh” nên tránh xa. Hải sản thường chứa nhiều histamin – nguyên nhân trực tiếp gây dị ứng và mẩn ngứa. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này cũng chứa nhiều protein lạ, điển hình là parvalbumin, một loại protein có thể tạo ra phản ứng dị ứng đối với những người bị mề đay, thậm chí gây ra hiện tượng sốc phản vệ nguy hiểm.
Sữa và thịt bò
Mặc dù có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng người bị mề đay mẩn ngứa cần phải kiêng kị nhóm thực phẩm này. Bởi trong sữa và thịt bò chứa 2 loại protein gây ngứa tiêu biểu là casein và protein huyết thanh, nếu người bệnh ăn vào sẽ làm cho tình trạng mẩn ngứa nặng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị.
Thực phẩm cay, nóng
Các loại thực phẩm cay, nóng như tiêu, ớt, mù tạt… được các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng khi bị bệnh mề đay mẩn ngứa. Vì khi ăn những thực phẩm này sẽ gây nóng trong người, tạo cảm giác khó chịu và bứt rứt, làm gia tăng phản ứng dị ứng, ngứa ngáy.
Đồ uống có cồn, chất kích thích
Những loại đồ uống như rượu, bia, cà phê, nước có gas… nên tránh sử dụng khi bị mề đay. Bởi trong các đồ uống này chứa hàm lượng vitamin B cao, khi uống sẽ kích thích hệ thần kinh, khiến tình trạng ngứa, nổi mẩn trở nên nghiêm trọng hơn.
Trên đây Ma Ngoáy đã chia sẻ đến mọi người một số bài thuốc trị mề đay ngứa hiệu quả và đơn giản. Hy vọng qua những thông tin hữu ích trên người bệnh có thể an tâm hơn trong cuộc sống khi bị nổi mề đay. Bên cạnh đó trường không may con bạn bị ho hãy theo dõi bài viết về bài thuốc trị ho cho trẻ em tiếp theo của chúng tôi nhé.