Trong thời gian gần đây, chắc hẳn bạn đã từng nhìn thấy rất nhiều cụm từ “Cộng tác viên” trong các bảng tin tuyển dụng. Tuy nhiên, bạn thực sự không hiểu rõ cộng tác viên là gì? Công việc cụ thể ra sao? Liệu mình có thể trở thành một công tác viên giỏi? Cùng tìm hiểu chi tiết về hình thức công việc này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Cộng tác viên là gì? Những hình thức công tác viên thường gặp
Câu hỏi “Cộng tác viên là gì?” được khá nhiều người quan tâm dạo gần đây. Trong rất nhiều bản tin tuyển dụng ở mọi lĩnh vực, ngành nghề, bạn đều dễ dàng bắt gặp cụm từ trên.
Thực chất, cộng tác viên hay còn gọi tắt là CTV dùng để chỉ những người đăng ký làm việc tự do, không trực thuộc bộ phận nhân viên chính thức của bất kỳ công ty nào. Những người này không bị gò bó về thời gian, địa điểm làm việc hay ngành nghề lĩnh vực cố định nào. Chính vì vậy, họ có thể cùng lúc làm CTV cho nhiều đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức khác nhau để gia tăng nguồn thu nhập hàng tháng.
Thông thường, các CTV sẽ được hướng dẫn, đào tạo cụ thể và bàn giao cho một khối công việc nhất định cần phải hoàn thành theo ngày, theo tuần hoặc theo tháng. Tùy vào tính chất công việc và trình độ chuyên môn mà CTV sẽ được đảm nhận khối công việc và vị trí khác nhau.
Bạn có thể làm việc theo hình thức cộng tác viên cho các tổ chức, doanh nghiệp dưới nhiều dạng khác nhau, phổ biến nhất gồm có:
- CTV Content Marketing: là người chịu trách nhiệm tạo nên các hình ảnh hoặc bài viết có nội dung thú vị, hấp dẫn nhằm mục đích quảng cáo, PR sản phẩm, thương hiệu, dịch vụ,…
- CTV viết bài: chuyên viết các bài SEO, bài PR, viết blog,…
- CTV bán hàng: chuyên bán các mặt hàng của công ty, doanh nghiệp mình hợp tác, có thể là mỹ phẩm, thực phẩm, hàng gia dụng,…
- Ngoài ra, bạn có thể làm CTV ngân hàng, CTV báo chí, CTV Bất động sản,…
2. Tại sao cộng tác viên là hình thức làm việc được nhiều người lựa chọn
Có khá nhiều người sau khi hiểu được cộng tác viên là gì đã quyết định tham gia hình thức làm việc này. Bởi lẽ, CTV mang đến cho họ nhiều lợi ích tuyệt vời cả trong cuộc sống và công việc. Có thể kết tới những ưu điểm của hình thức này như sau:
Gia tăng nguồn thu nhập tài chính
Chúng ta đi làm ngoài vấn đề vì đam mê, yêu thích thì mục đích chính là gia tăng thêm nguồn thu nhập hàng tháng. Bạn có thể tranh thủ những khoảng thời gian rảnh rỗi để làm cộng tác viên, vừa đỡ buồn chán lại có “đồng ra đồng vào. Cho dù, khoản thu nhập lớn hay nhỏ cũng sẽ góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của bạn được tốt hơn nhiều đấy nhé!
Tích lũy kinh nghiệm làm việc tốt hơn
Mặc dù không phải đến trực tiếp công ty để đào tạo trong thời gian dài, tuy nhiên cộng tác viên cũng sẽ được đào tạo bài bản chẳng thua kém gì nhân viên chính thức. Ngoài ra, trong quá trình làm việc bạn sẽ được tiếp xúc với quản lý, những nhà lãnh đạo tài ba. Từ đó, học hỏi những kinh nghiệm, những cái hay từ họ để phát triển bản thân tốt hơn.
Khám phá được nhiều công việc mới thú vị
Các công việc hành chính, full time thường mang đến cho nhân viên cảm giác nhàm chán vì quanh năm suốt tháng chỉ làm một việc, trong một trường không có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, với công tác viên bạn có thể cùng lúc làm nhiều việc, trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Từ đó, bạn có thể khám phá được nhiều điều hay, mới mẻ cũng tìm thấy được sự đam mê, yêu thích và công việc phù hợp với mình nhất.
Tăng thêm cơ hội tuyển dụng, có được công việc tốt hơn
Rất nhiều người sau khi làm CTV cho các công ty, doanh doanh đã được nhận vào làm chính thức với mức lương khởi điểm khá cao vì đã hoàn thành tốt công việc được giao. Không những thế, việc làm CTV sẽ giúp bạn mở rộng mối quan hệ, quen biết được với nhiều người ở các tầng lớp, địa vị khác nhau trong xã hội. Và biết đâu, trong các mối quan hệ ấy sẽ giúp bạn có cơ hội tìm được một công việc tốt hơn trong tương lai.
Như vậy, bạn đã hiểu được cộng tác viên là gì và những lợi ích tuyệt vời mà công việc này mang lại rồi đúng không? Theo dõi phần tiếp theo để biết được bí quyết để trở thành một cộng tác viên giỏi, ưu tú nhé!
3. Làm thế nào để trở thành một cộng tác viên giỏi
Để trở thành cộng tác viên không khó, tuy nhiên bạn có những nguyên tắc khắt khe dành cho bản thân để hoàn thành tốt công việc của mình. Bởi lẽ, cho dù làm công việc gì cũng cần có trách nhiệm và tinh thần thái độ làm việc nghiêm túc mới có thể đạt được thành công. Dưới đây là những kỹ năng cần có của một cộng tác viên mà bạn nên lưu ý nhé!
Tuân thủ và hoàn thành đúng deadline
Để trở thành một công tác viên giỏi, được nhà quản lý, lãnh đạo trọng dụng, bạn cần phải chứng minh được năng lực cũng như sự cống hiến hết mình cho công việc. Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất mà mọi cộng tác viên cần phải ghi nhớ là tuân thủ và thành đúng deadline.
Mặc dù không bị quá gò bó về thời gian làm việc, tuy nhiên nếu bạn hoàn thành đầy đủ và đúng hạn khối lượng công việc được bàn giao sẽ lấy được niềm tin và sự hài lòng từ nhà tuyển dụng. Họ sẽ dựa vào đấy để xem xét tăng lương cho bạn hoặc đề cử bạn lên một vị trí tốt hơn. Cộng tác viên cũng là một công việc nên bạn hãy làm với tất cả trách nhiệm, khả năng của mình để gặt hái được nhiều thành công nhé!
Có trách nhiệm với công việc mình đang làm
Mặc dù không gặp mặt, làm việc trực tiếp với nhau nhưng nếu bạn thực hiện công việc một cách cẩu thả, không đúng deadline sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của cả công ty. Chính vì vậy, bạn hãy luôn đảm bảo chất lượng công việc đạt mức tốt nhất, đáp ứng đúng và đủ các yêu cầu mà nhà tuyển dụng đề ra. Nếu chỉ làm cho vui, không có chút tinh thần trách nhiệm nào thì bạn sẽ sớm bị đá văng ra khỏi vị trí việc làm.
Có tinh thần cầu tiến và ham học hỏi
Cộng tác viên là công việc có tính chất đào thải rất cao, vị trí của bạn rất dễ bị người khác thay thế nếu không mang lại giá trị cho nhà tuyển dụng. Chính vì vậy, trong quá trình làm việc bạn hãy cố gắng học tập, trau dồi thêm các kiến thức chuyên sâu cũng kỹ năng mềm được tốt hơn. Có như vậy, bạn mới có thể bắt kịp nhịp độ công việc và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Không ngừng mở rộng quan hệ
Nhiều người thắc mắc cộng tác viên là gì mà sao lại có nhiều mối quan hệ đến vậy? Thực chất, bạn có quyền lựa chọn làm CTV cho nhiều lĩnh vực, ngành nghề cùng một lúc. Thông các các công việc này, bạn sẽ mở rộng mối quan hệ với nhiều người ở các tầng lớp, địa vị khác nhau trong xã hội.
Nếu bạn khéo léo trong giao tiếp, có thể sẽ tìm được cho mình những người bạn tâm giao. Từ đó, bạn có thêm người để chia sẻ, hỗ trợ khi bạn gặp khó khăn trong công việc. Không những thế, nhờ mối quan hệ mở rộng bạn sẽ có cơ hội tìm kiếm cho mình những việc làm tốt hơn trong tương lai.
Cộng tác viên là công việc linh hoạt, mang đến cho bạn nhiều cơ hội việc làm tốt. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết cách lựa chọn cho mình những ngành nghề, lĩnh vực phù hợp để phát huy hết năng lực của bản thân. Với những thông tin hữu ích trên, hy vọng bạn đã thực sự hiểu được cộng tác viên là gì và tìm ra cho mình được định hướng công việc phù hợp trong tương lai. Bạn có thể truy cập thêm vào Hội Ma Ngoáy để tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích liên quan đến công việc, sức khỏe, đời sống hàng ngày nhé!