Thuật ngữ “ánh sáng xanh” không xa lạ gì với mọi người đặc biệt giới văn phòng, công chức, nhân viên IT ….những người thường xuyên tiếp xúc với loại ánh sáng này. Vậy ánh sáng xanh là gì? Tác hại của ánh sáng xanh như thế nào? Bài viết này của Ma Ngoáy sẽ cho bạn câu trả lời đầy đủ nhất.
1.Ánh sáng xanh là gì?
Hình 1: Ánh sáng xanh có trong ánh sáng mặt trời và các thiết bị điện tử
Nó được hiểu đơn giản là ánh sáng có thể nhìn thấy bằng mắt. Với bước sóng từ 380-500nm, với năng lượng cao nhất nhưng lại có bước sóng ngắn nhất. Trong cuộc sống, ánh sáng xanh chia làm 2 loại: Ánh sáng xanh lam với bước sóng khoảng từ 450-500nm, ánh sáng xanh tím có bước sóng 380-450nm.
Thế nhưng, đó là chưa đủ cho câu hỏi “ánh sáng xanh có ở đâu?”. Bởi thực chất, mặt trời là nguồn sáng chính chứa ánh sáng xanh nhưng ánh sáng xanh còn được phát ra từ: đèn huỳnh quang, đèn LED. Từ các thiết bị điện tử được sử dụng hàng ngày như: TV màn hình phẳng, smartphone, máy tính …..Và nếu bạn đang thắc mắc tại sao các thiết bị này chứa ánh sáng xanh? Thì tôi xin trả lời là nhờ luồng ánh sáng này mới giúp hình ảnh trên các thiết bị điện tử được sắc nét hơn. Và một điều đáng nói là ánh sáng xanh còn giúp các thiết bị có thể điều chỉnh theo ánh sáng môi trường xung quanh nó.
Ánh sáng xanh có nhiều ở đâu?
Trên thực tế, bức xạ mặt trời chứa lượng ánh sáng xanh lớn nhất, lượng ánh sáng xanh trong các thiết bị nhân tạo phát ra là không đáng kể. Tuy nhiên, việc tiếp xúc nhiều thậm chí liên tục với các loại máy tính, màn hình ti vi, điện thoại ….chính là điều kiện khiến cuộc sống của con người bị ánh sáng xanh gây ảnh hưởng khá nhiều.
Thêm nữa, khoảng cách tiếp xúc với các thiết bị này luôn gần hoặc rất gần, càng làm tăng sự ảnh hưởng của ánh sáng xanh lên mắt, da, sức khỏe …..Đặc biệt, vào ban đêm, khi việc sử dụng điện thoại trở nên phổ biến thì ánh sáng xanh chính là nguyên nhân chính phá vỡ đi nhịp điệu sinh học trong cơ thể. Lý giải điều này, các nhà khoa học cho hay: não bộ con người hoàn toàn không phân biệt được đâu là ánh sáng xanh do thiết bị phát ra, đâu là ánh sáng tự nhiên của mặt trời. Điều này khiến não bộ tự động tiết ra hoạt chất Melatonin. Trong khi hoạt chất này được tiết ra sẽ giúp con người ngủ ngon hơn, sâu hơn. Giảm tiết Melatonin chính là nguyên nhân khiến giấc ngủ bị gián đoạn gây ra tình trạng mất ngủ, khó ngủ.
2.Tác hại của ánh sáng xanh đối với mắt
Theo GS.TS Đỗ Như Hơn, ánh sáng xanh mang năng lượng cao nên nó có thể tiến sau vào mắt. Khiến các tổn thương võng mạc, nghiêm trọng hơn là lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc. Nó chính là nguyên nhân suy giảm hoạt động RPE – nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý nguy hiểm về mắt.
Ánh sáng xanh có tác hại gây hội chứng thị giác màn hình
Hình 2: Với bước sóng ngắn ánh sáng xanh gây ra các hội chứng màn hình
Việc tiếp xúc với quá nhiều thiết bị phát ra ánh sáng gây ra hội chứng thị giác màn hình. Hay nói cách khác tác hại của ánh sáng xanh đối với mắt không hoàn toàn là bệnh lý cụ thể, nó là cảm giác mỏi mắt, căng thẳng vùng quanh mắt. Nó có thể biểu hiện bằng các hội chứng như: Mắt khó tập trung, mắt nhìn xa bị mờ, nhức mắt, khô rát mắt nhìn đôi, căng mắt, đau cổ, đau đầu.
Điều đáng nói, những hội chứng thị giác màn hình gặp phải ở nhiều người, nhưng họ không hề hay biết. Không tìm tới các phương pháp cải thiện, hỗ trợ, nó chính là nguyên nhân khiến nhiều người dù ở độ tuổi thanh thiếu niên cũng có thể lão hóa mắt.
Tổn thương võng mạc do ánh sáng xanh
Hình 5: Tiếp xúc lâu với ánh sáng xanh khiến mỏi mắt, khô mắt
Khi ánh sáng xanh đi qua thấu kính trong mắt để đến võng mạc, sẽ khiến các tế bào biểu mô sắc tố RPE bị tổn thương. Trong khi, đây là lớp tế bào duy nhất tiếp xúc với tế bào thần kinh thị giác. Các tổn thương quang hóa võng mạc xuất hiện, cùng lúc đó, tế bào thị giác không được cung cấp dinh dưỡng. Theo thời gian, thoái hóa võng mạc, thoái hóa hoàng điểm sẽ xuất hiện.
Tổn thương võng mạc là bệnh lý rất phổ biến, nó cũng chính là “thủ phạm” gây mù lòa từ từ và không có khả năng hồi phục thị lực. Nghiêm trọng hơn, theo khảo sát ở Việt Nam, trung bình mỗi người sử dụng 1 ngày gần 2 giờ 40 phút cho điện thoại, 2 giờ xem ti vi. Giới trẻ hiện đang chiếm tỉ lệ cao khiến cho bệnh thoái hóa hoàng điểm ngày càng trẻ hóa.
Ánh sáng xanh chính là thủ phạm gây ra tình trạng cận thị, viễn thị
Hình 3: Ánh sáng xanh gây cận thị, viễn thị
Cận thị, viễn thị hay loạn thị cũng là hậu quả của việc mắt phải tiếp xúc với ánh sáng xanh với thời gian lâu, khoảng cách gần. Đó là lý do ngày càng nhiều dân văn phòng mắc các bệnh lý cận thị, viễn thị. Ánh sáng xanh có hại cho mắt, đặc biệt khi tiếp xúc gần như xem điện thoại, ngồi máy tính.
3. Tác hại của ánh sáng xanh đối với da
Có thể bạn chưa biết, ánh sáng xanh cũng là tác nhân ảnh hưởng và gây nhiều hội chứng trên da. Việc tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng xanh có thể gây ra:
Lão hóa da sớm do tác hại của ánh sáng xanh
Hình 4: Tiếp xúc với ánh sáng xanh làm da mất đi kết cấu trở nên lão hóa
Không chỉ có mắt mà việc bạn xem phim, đọc báo, chat, tìm kiếm thông tin ….bằng điện thoại hay máy tính, ti vi vào ban đêm cũng khiến da bạn tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng xanh. Với cự ly gần, thời gian dài sẽ khiến da khô, ráp, sần sùi hơn, nhanh lão hóa.
Thêm nữa, việc sử dụng các thiết bị vào ban đêm trong điều kiện thiếu ánh sáng khiến mắt phải tập trung, nheo lại nhìn cho rõ. Lâu ngày, vùng da trán và quanh mắt xuất hiện nhiều nếp nhăn. Và tác hại của ánh sáng xanh khiến bạn già hơn tuổi.
Tác hại của ánh sáng xanh khiến da bị xỉn màu, gây nám, tàn nhang
Theo các nghiên cứu y khoa hiện đại, khi da tiếp xúc gần, thời gian dài với các thiết bị như; Điện thoại, máy tính, ti vi ….làm rối loạn quá trình sản xuất hắc tố Melanin. Khi bị tăng sản xuất sẽ khiến da bị xỉn màu thậm chí là đen sạm. Trong nhiều trường hợp, việc tăng tiết Melanin có thể xảy ra ở từng vùng da gây ra các đốm đen hay nám, tàn nhang. Đó là lý do vì sao dân văn phòng dù không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vẫn có thể bị sạm da, nám da.
Xuất hiện quầng thâm quanh mắt do ánh sáng xanh
Lý giải cho việc sử dụng điện thoại, máy tính nhiều có thể gây quầng thâm quanh mắt. Đó là do các tế bào da quanh mắt tiếp xúc gần với ánh sáng xanh do các thiết bị phát ra. Thêm nữa, ánh sáng xanh gây ra tình trạng mất ngủ, khó ngủ từ đó xuất hiện quầng thâm quanh mắt.
4. Tác hại của ánh sáng xanh đối với sức khỏe
Không chỉ mắt, da mà rất nhiều bệnh lý, cơ quan của cơ thể bị ảnh hưởng bởi ánh sáng xanh khi tiếp xúc lâu ngày với thời gian dài. Đó là lý do vì sao ngày càng có thêm các bệnh lý xuất hiện với các triệu chứng khác nhau.
Ánh sáng xanh có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú và tuyến tiền liệt
Nhiều nghiên cứu cho thấy, ánh sáng xanh khi đi qua da, có nhiều tác động lên tuyến vú, tuyến tiền liệt. Làm hình thành các tế bào gây hại cho các tế bào lành trong cơ thể, tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các loại vi khuẩn và cũng hình thành các chất đôc. Đó là lý do vì sao ánh sáng xanh có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt.
Đã có thống kê cho thấy, người làm văn phòng tiếp xúc nhiều với máy tính sẽ có nguy cơ mắc 2 bệnh ung thư trên cao hơn nhiều so với người làm công việc khác.
Tác hại của ánh sáng xanh gây béo phì
Hình 6: Ánh sáng xanh gây rối loạn chuyển hóa chất làm tăng nguy cơ béo phì
Ánh sáng xanh là gì bạn đã được giải thích bên trên, thế nhưng tại sao nó lại gây ra tình trạng béo phì có lẽ ít người biết tới. Bằng việc can thiệp vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể khiến cho việc chuyển hóa, hấp thụ, đào thải bị rối loạn. Hậu quả là làm tăng nguy cơ béo phì, đặc biệt ở giai đoạn vị thành niên.
Tác hại của ánh sáng xanh gây rối loạn nhịp sinh học
Melatonin – hormone điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ của một người sẽ bị giảm sản xuất khi tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh. Từ đó, gây ra tình trạng mất ngủ, khó ngủ và chu kỳ giấc ngủ bị thay đổi sẽ khiến nhịp sinh học rối loạn. Tình trạng mất ngủ khiến bạn mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày. Ngủ không sâu giấc, mất ngủ cũng làm ảnh hưởng trao đổi, chuyển hóa chất trong cơ thể.
Suy giảm trí nhớ do ánh sáng xanh
Gián đoạn giấc ngủ vô tình khiến tinh thần không minh mẫn, không thoải mái và hậu quả là bạn mắc phải hội chứng giảm trí nhớ tạm thời hoặc vĩnh viễn. Ngoài ra, một số giải thích cho hay, các tác động của ánh sáng xanh còn trực tiếp lên mắt vào dây thần kinh trên não. Điều này khiến các loại kính chống ánh sáng xanh được nghiên cứu.
Tác hại của ánh sáng xanh gây buồn chán
Lượng melatonin xuống thấp khiến nhịp sinh học sáo trộn, đây cũng là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy buồn chán, không muốn tiếp xúc, giao lưu, vận động, vui chơi. Thêm nữa, nó gây ra tình trạng khó tiếp thu kiến thức khi học, tìm hiểu ….
5. Làm thế nào giảm tác hại của ánh sáng xanh
Hình 7: Kính chống ánh sáng xanh giúp bảo vệ mắt khi tiếp xúc với các thiết bị điện tử
Đây là câu hỏi được đưa ra trong nhiều hội thảo xanh, hội thảo về ánh sáng xanh trong các diễn đàn quốc tế hay trong nước. Vậy làm sao để giảm tác hại của ánh sáng xanh đối với con người?
- Hạn chế tối đa sử dụng điện thoại, máy tính, ti vi, điều này chắc chắn khó đối với dân văn phòng, người nghiện điện thoại, nghiện game. Thế nhưng, để có được đôi mắt khỏe mạnh bạn cần làm điều này ngay lập tức.
- Giữ đúng khoảng cách khi sử dụng các thiết bị điện tử nhằm hạn chế tác hại của ánh sáng xanh với mắt và da.
- Sử dụng các loại kính chống ánh sáng xanh đang là giải pháp thiết thực, thuận tiện nhất.
- Điều chỉnh độ sáng, độ phân giải màn hình ti vi, điện thoại.
- Bổ sung dưỡng chất cho mắt ngay khi có thể
- Thường xuyên thư giãn mắt, luyện tập thể thao ngoài trời để mắt tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên đồng thời tăng đề kháng cho cơ thể.
Kết luận
Tác hại của ánh sáng xanh là gì bạn đã rõ, việc cần làm là thay đổi thói quen, thay đổi cuộc sống để bảo vệ đôi mắt, bảo vệ sức khỏe giữa môi trường sống xung quanh ánh sáng xanh.