Khi bắt đầu cuộc sống ở môi trường hoàn toàn mới, khác biệt về văn hóa, lối sống bạn có thể chưa thích nghi, hòa nhập ngay được. Sốc nhiệt là một triệu chứng thường gặp phải khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Vậy bạn có biết sốc thời tiết là gì không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy cùng Ma Ngoáy tìm hiểu thông tin qua bài viết sau.
Sốc thời tiết là gì?
Sốc thời tiết là trạng thái thay đổi nhiệt độ của cơ thể một cách đột ngột, từ lạnh sang nóng hay từ nóng sang lạnh…Đây là trạng thái rất nguy hiểm và có thể dẫn tới tử vong ngay lập tức vì vậy những đơn vị tư vấn phải cảnh báo trước cho người chuẩn bị xuất cảnh. Nhiệt độ giảm đột ngột sẽ làm cho chúng ta phải tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, khiến sức đề kháng suy giảm. Với những người nhạy cảm, sức đề kháng yếu, nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Các bệnh thường mắc khi thời tiết trở lạnh đột ngột thường là dị ứng thời tiết, liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên gây méo miệng, liệt mặt, đột quỵ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng và sức khỏe… Bởi vậy, theo USIS Education thì việc đề phòng nguy cơ nhiệt khi thời tiết trở lạnh là điều vô cùng cần thiết.
Triệu chứng của sốc thời tiết
Sốc thời tiết có nhiều triệu chứng khác nhau. Bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây để có biện pháp khắc phục tốt nhất cho mình:
Rối loạn chức năng thần kinh trung ương
Rối loạn chức năng thần kinh trung ương có thể biểu hiện ở nhiều mức độ, bao gồm: mất định hướng, đau đầu, hành vi không thích hợp, kích thích, cảm xúc không ổn định, lẫn lộn, thay đổi nhận thức, hôn mê hoặc co giật…
Nhiệt độ trung tâm
Lưu ý rằng không có thiết bị đo nhiệt ngoài cơ thể nào hiện nay được chứng minh có thể đo chính xác nhiệt độ trung tâm của vận động viên vận động trong trời nóng và đang bị tăng thân nhiệt. Các thiết bị đo nhiệt ngoài cơ thể, bao gồm đo qua đường miệng, màng nhĩ, thái dương, miếng dán trên trán, nách, không thể dùng để chẩn đoán EHS. Loại nhiệt kế chính xác nhất trong trường hợp này là loại nhiệt kế đo qua đường hậu môn để đo nhiệt độ trực tràng.
Các tổn thương khác
Sốc thời tiết là một tổn thương đa cơ quan, không chỉ rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương (bệnh não) mà còn tổn thương các mô và cơ quan khác (ví dụ, tổn thương thận cấp, tổn thương gan, tiêu cơ vân) đi kèm với thân nhiệt cao. Thương tật và tử vong do EHS là hậu quả trực tiếp của thiếu máu và phản ứng oxy hoá – nitro hoá. Tiên lượng sẽ xấu hơn khi chậm làm mát và thân nhiệt bị duy trì ở mức nguy hiểm từ 40.5 đến 41 độ C.
Biện pháp phòng tránh sốc thời tiết do nắng nóng
Những mẹo dưới đây sẽ giúp bạn tự bảo vệ khỏi sốc thời tiết hoặc lả nhiệt do nắng nóng.
Duy trì độ ẩm cơ thể
Cơ thể bạn có nhiều nguy cơ mất nước do nhiệt vào mùa hè. Do vậy, quan trọng là cần duy trì nước cả ngày. Để sẵn một ít muối và đường bên cạnh và bổ sung chứng bất cứ khi nào bạn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Chúng sẽ giúp duy trì cân bằng điện giải.
Tránh uống rượu và cafein
Tránh xa cà phê và rượu. Rượu và cafein đều khiến cơ thể bị mất nước và có thể gây kiệt sức do nhiệt.
Ăn nhẹ
Ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa. Tránh đồ ăn vặt, thay vào đó là các bữa nhẹ hoa quả hoặc sa lát. Tránh ăn gia vị cay và ăn nhiều vì có thể gây trào ngược axit và dẫn tới khó tiêu.
Luôn che chắn khi ra ngoài trời
Nếu bạn phải đi ra ngoài dưới ánh mặt trời, chiếc khăn sẽ là vị cứu tinh của bạn. Che đầu và khuôn mặt của bạn trong khi bạn đi du lịch. Nhưng đừng buộc nó quá chặt hoặc khiến cảm thấy ngộp thở. Đội mũ nếu bạn không thích khăn. Ngoài ra, bạn có thể che ô để bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời.
Bôi kem chống nắng
Ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến cháy nắng và hình thành sắc tố. Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Chọn loại có điểm số SPF phù hợp làn da bạn.
Uống thật nhiều nước
Hãy luôn uống thật nhiều nước. Cần luôn nhớ uống đủ nước, không để khi cảm thấy khát mới uống nước. Vào mùa hè, nên uống nước pha loãng muối đường để vừa cung cấp nước, cung cấp điện giải mất đi theo mồ hôi.
Mặc áo dài tay, mũ rộng vành chống nắng
Để phòng say nắng, khi ra ngoài cần mặc áo rộng, thoáng mát, thoát mồ hôi, có mũ che đỉnh đầu, che kín gáy. Ngay khi phát hiện người có dấu hiệu say nắng với biểu hiện choáng váng, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt…cần cần tìm cách hạ thân nhiệt xuống dần từng bước. Đồng thời đưa người bệnh đến chỗ thoáng mát, cho uống nước có pha muối và chườm lạnh ở những vị trí như: cổ, nách, bẹn, lưng…Trường hợp nặng cần đưa tới bệnh viện cấp cứu.
Đeo kính râm
Đôi mắt bạn bị ảnh hưởng rất nhiều trong suốt mùa hè. Viêm kết mạc, khô mắt là những bệnh mùa hè phổ biến. Đeo kính râm khi ra ngoài sẽ giúp bảo vệ khỏi tia UV.
Biện pháp phòng tránh sốc thời tiết khi trời rét lạnh
Thời tiết se lạnh khiến nhiều người dễ bị sốc thời tiết, rất nguy hiểm đến sức khỏe. Do vậy, bạn cần nắm bắt một số biện pháp tránh sốc nhiệt khi trời rét lạnh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân:
Tập luyện thể thao thường xuyên
Cách này vừa giúp làm ấm cơ thể, vừa mang lại một sức khỏe tốt hơn, giúp chúng ta phòng chống lại bệnh tật. Đây cũng là cách để tăng cường sức đề kháng và sức chống chịu của bản thân với điều kiện thời tiết lạnh.
Nên dùng nước ấm khi vệ sinh cá nhân
Hãy ưu tiên nước ấm khi tắm gội, tuyệt đối không nên tắm khuya hoặc tắm quá lâu bởi như vậy sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Bổ sung năng lượng qua ăn uống
Chế độ dinh dưỡng sẽ giúp bạn chống lại bệnh tật tốt hơn. Theo các chuyên gia của Cục Y tế dự phòng, trong mùa lạnh, chúng ta nên tăng cường ăn rau xanh, trái cây để nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra, bạn nên sử dụng thêm các gia vị như hành, tỏi, gừng, quế… bởi chúng giúp giữ ấm rất tốt.
Những thông tin trên đây đã trả lời cho câu hỏi sốc thời tiết là gì và các biện pháp tránh tình trạng này. Qua đó bạn có thể nhận biết và có cách chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bản thân. Hãy chia sẻ bài viết này của Ma Ngoáy đến bạn bè và những người thân yêu nhé.