Schengen được lấy từ tên của một thị trấn thuộc Luxembourg, nơi hiệp ước này được ký kết vào năm 1985. Có rất nhiều người đã từng nghe đến nhưng lại không biết rõ ràng khối schengen là gì? Vậy thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Ma Ngoáy để được giải đáp và hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Khối Schengen là gì?
Thực ra, mọi người thường nghĩ Schengen là Liên minh châu Âu EU nhưng thực tế không phải vậy. Bởi có những quốc gia thuộc EU lại không nằm trong khối Schengen, ví dụ như Ireland, Anh, Romania và Bulgaria. Hoặc ngược lại, một vài nước Schengen cũng không phải là thành viên của EU, chẳng hạn Na Uy, Iceland và Thụy Sỹ. Thậm chí có quốc gia không phải là thành viên của Schengen nhưng cũng được miễn kiểm tra thị thực, bãi bỏ kiểm tra giấy tờ như vương quốc Liechtenstein…
Hiện tại khối Schengen bao gồm các thành viên là Áo, Bỉ, Thụy Sỹ, Cộng hòa Séc, Đức, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ý, Lithuania, Luxembourg, Latvia, Litva, Malta, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Slovenia và Slovakia.
Những quốc gia này đã tham gia ký kết hiệp ước Schengen vào năm 1985 với nội dung chính là đồng ý mở rộng biên giới bằng cách cho phép đi lại tự do giữa các nước thành viên, gỡ bỏ sự cứng nhắc trong kiểm soát biên giới và tạo điều kiện thuận tiện cho công dân khi di chuyển giữa các vùng lãnh thổ.
Bạn có cần hộ chiếu để vào Schengen?
Đối với công dân thuộc Liên minh châu Âu, khi vào các nước thành viên Schengen, bạn sẽ cần xuất trình hộ chiếu để rời khỏi biên giới EU. Còn đối với những công dân ngoài Liên minh Châu Âu thì chỉ cần xin dấu nhập cảnh vào một trong các nước thuộc khối Schengen. Sau đó bạn có thể tự do đi lại giữa các nước thành viên. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng dù bạn đến từ nước nào, cho dù thủ tục nhập cảnh không yêu cầu hộ chiếu thì vẫn nên mang theo nó vì bạn có thể bị kiểm tra bất cứ lúc nào.
Bạn có cần visa để đi lại trong khối Schengen?
Công dân châu Âu không cần xin thị thực vì họ có thể đi lại tự do trong khối Schengen. Đối với những công dân từ các khu vực khác, việc có cần thị thực hay không phụ thuộc vào việc bạn là công dân của nước nào. Có 39 quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới được miễn thị thực khi nhập cảnh ngắn hạn dưới 90 ngày vào khu vực Schengen, tiêu biểu như Mỹ, Úc, Canada, Croatia, Kiwi và Nhật Bản.
Nếu không thuộc 39 nước trên, bạn phải xin cấp thị thực Schengen ngắn hạn với phí chính phủ tối thiểu là 60 EUR. Thị thực ngắn hạn cho phép bạn cư trú tại các nước Schengen tối đa 90 ngày trong thời gian 180 ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bạn chỉ được xin thị thực Schengen 6 tháng 1 lần, và sau 3 tháng kể từ thời điểm thị thực trước hết hạn thì bạn mới được nộp hồ sơ xin thị thực mới.
Để có được thị thực dài hơn 90 ngày cư trú, bạn nên tham khảo quy định cấp thị thực của từng quốc gia trong khối Schengen. Thời gian thụ lý hồ sơ sẽ mất khoảng vài tuần, tùy thuộc vào nơi bạn nộp hồ sơ và các tình huống có thể xảy ra như yêu cầu bổ sung giấy tờ cần thiết, thủ tục sinh trắc học…
Sẽ ra sao nếu quá hạn thị thực Schengen?
Trong trường hợp này, hậu quả và cách xử lý sẽ tùy thuộc vào nơi bạn ở quá hạn và thời điểm bạn bị phát hiện. Nếu may mắn bạn có thể được bỏ qua hoặc rủi ro nhất là bị phạt nặng và trục xuất. Thậm chí bạn có thể có nguy cơ bị cấm nhập cảnh vĩnh viễn vào các nước thuộc khu vực Schengen.
Visa Schengen còn đem đến các quyền lợi gì?
- Được miễn chứng minh tài chính khi xin visa Hàn Quốc.
- Được miễn visa vào Mexico (cho phép bạn đặt chân đến Mexico theo theo dạng du lịch và công tác trong thời gian tối đa là 180 ngày).
- Được miễn visa vào Bulgaria và Rumania (do 2 quốc gia này đang rất muốn gia nhập khối Schengen).
- Được miễn xin visa vào Belarus trong 05 ngày.
- Được miễn thư mời gốc khi xin visa vào Thổ Nhĩ Kỳ.
Ma Ngoáy đã cung cấp đầy đủ những thông tin trả lời cho câu hỏi Khối Schengen là gì? Mong rằng bạn đã có cho mình những điều hữu ích để thuận tiện hơn trong việc di chuyển giữa các vùng lãnh thổ.