Hải sâm là một loài động vật sống dưới biển được mệnh danh là nhân sâm của biển cả. Đây vừa là thức ăn bổ dưỡng nằm trong 8 món ăn cao lương mĩ vị của người phương Đông vừa có tác dụng bổ thận, tráng dương. Cùng Ma Ngoáy tìm hiểu xem loài động vật biển này có tác dụng gì và bỏ túi những bài thuốc quý giúp tăng cường sinh lý cho phái mạnh nhé.
Đặc điểm của hải sâm
Hải sâm (Stichopus japonicus selenka), còn được gọi là đỉa biển. Do chứa rất nhiều dinh dưỡng nên hải sâm được gọi là “nhân sâm của biển cả”. Hải sâm là động vật không xương sống thường phân bố tại các vùng biển gần bờ.
Hải sâm (chữ Hán: 海參) tên gọi dân gian là đỉa biển hay còn gọi là con rum hay đồn đột là tên gọi chung của một nhóm động vật biển thuộc lớp Holothuroidea với thân hình dài và da có lông, có xương trong nằm ngay dưới da, sống trong lòng biển trên khắp thế giới.
Tên tiếng Anh của loài này là Sea cucumber nghĩa là dưa chuột biển do thân hình loài vật này giống quả dưa chuột, và trong tiếng Pháp, loài này được gọi là Bêche-de-mer nghĩa là cá mai biển.
Thổ nhưỡng
Do Đỉa biển là loài chuyên các ăn sinh vật phù du, sinh vật trôi nổi trong nước nên yếu tố môi trường, thổ nhưỡng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dinh dưỡng. Vậy nên, Đỉa biển được sống ở khu vực nước sâu, có đá ngầm và san hô sẽ góp phần tạo nên chất lượng của Đỉa biển.
Phân bố
Hải sâm được phân bố tại hầu hết các vùng biển và đại dương trên thế giới. Đặc biệt là ở Úc, Thái Bình Dương – Ấn độ Dương. Tại Việt Nam, Đỉa biển được phân bố ở các vùng biển như Phú Quốc (Kiên Giang), Phú Yên, Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa,… Do có giá trị dinh dưỡng cao nên loài này được coi như một loại “cao lương mĩ vị” của biển và được hầu hết các nước phương đông ưa chuộng.
Phân loại
Tính đến nay có khoảng 1250 loài hải sâm được biết đến và được chia thành 3 loại chính:
Loại có gai, được gọi là hải sâm gai, hoặc Thích sâm
Loại không có gai, được gọi là Quang Sâm
Loại lớn và có gai được gọi là Hải nam tử
Hiện ở Việt Nam hiện đang có khoảng 50 loài sinh sống, trong đó có nhiều loài có giá trị dinh dưỡng cao như: hải sâm trắng, đen, đỏ,… Hầu hết các loài vừa được kể tên đều đang bị hạn chế về số lượng, ít được bán rộng rãi và thường được các thương lái nước ngoài mua bằng giá cao.
Thành phần dinh dưỡng của Đỉa biển
Theo đông y, hải sâm biển có vị mặn, tính ấm giúp bổ thận, tráng dương. Về y học hiện đại, loài Đỉa biển có chứa 55% đạm, 2% chất béo. Thành phần đạm trong Đỉa biển gồm nhiều axit amin như: glycine, glutamine, leucine, arginine, alanine, tauri. Ngoài ra, Đỉa biển còn chứa nhiều khoáng chất vi lượng như: Sắt, đồng, kẽm, iod, crom … nhiều gấp đôi so với các loại Hải sản khác. Đỉa biển còn chứa cả các vitamin như vitamin C, B1, B2, B12…cùng hàm lượng testosterone và progesterone cao.
Công dụng của hải sâm
Hải sâm có nhiều công dụng khác nhau, rất tốt cho sức khỏe con người như:
Bổ ích cường tráng
Về mặt dinh dưỡng, hải sâm là loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm (đến 55%), ít chất béo. Thành phần chất đạm gồm nhiều acid amin cần thiết cho cơ thể như glycine, arginine, leucine, alanine, glutamine, tauri. Hải sâm còn chứa nhiều chất khoáng vi lượng có ích như kẽm, sắt, đồng, iod, crôm… hơn các loài thủy, hải sản khác.Gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra trong hải sâm của Việt Nam có hoạt chất Holothurin B có nhiều tác dụng sinh học quý.
Bổ thận tráng dương
Các nhà khoa học đã chứng minh lượng testosterone trong hải sâm khô cao gấp 400 lần so với lượng có trong thịt gà trống. Chất testosterone, theo y học, giữ vai trò quyết định khiến đấng mày râu có thực sự “nam tính” hay không và “nam tính” đến mức nào.
Lợi tiểu
Người lớn tuổi ban đêm thường đi tiểu, thanh niên thân thể suy nhược bị di tinh, lấy hải sâm làm chủ, rồi phối hợp thêm với thịt hoặc các vị thuốc như hoài sơn, kỷ tử… hầm hoặc chung để làm thức ăn, sẽ có hiệu quả tốt.
Bổ huyết, thường dùng cho các trường hợp thiếu máu
Theo kết quả nghiên cứu của dinh dưỡng học hiện đại, hải sâm là một trong những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng hết sức phong phú. Các nhà khoa học Trung Quốc ước tính cứ 100g hải sâm khô có chứa 76g protein, cao gấp 5 lần so với thịt lợn nạc và 3,5 lần so với thịt bò. Hải sâm còn có hàm lượng cao các acid amin quý như lysine, proline… và nhiều nguyên tố vi lượng như P, Cu, Fe…
Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch
Do chứa rất ít lipid và hầu như không có cholesterol nên hải sâm là loại thực phẩm bồi bổ lý tưởng cho những người bị rối loạn lipid máu và bị các bệnh lý động mạch vành. Hải sâm bổ sung các acid amin thiết yếu, các nguyên tố vi lượng giúp cơ thể chống lại mệt mỏi, tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể, cải thiện khả năng hấp thụ oxy, chống mỏi cơ tim.
Trị cao huyết áp ở người lớn tuổi
Đa số trường hợp cao huyết áp ở người lớn tuổi do thận tinh bất túc, dùng hải sâm 20g, gạo 100g hoặc hải sâm 20g, đỗ trọng 12g, gạo 100g, nấu cháo ăn vào buổi sáng.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiêu khát (đái tháo đường)
Hải sâm bổ dưỡng, nhiều protein, không cholesterol, vì vậy rất thuận lợi cho thực đơn người bệnh đái tháo đường. Người bị đái tháo đường, có thể dùng hải sâm xào đậu ván (đậu trắng). Hải sâm bổ dưỡng, đậu ván có “đường chậm” giúp glucose-huyết ít dao động sau bữa ăn. Vỏ đậu ván cho chất khoáng crom cần thiết cho việc điều hòa glucose-huyết.
Hỗ trợ điều trị ung thư
Trong hải sâm có nhiều loại vitamin, hoóc-môn, các chất có hoạt tính sinh học trong đó có 2 loại saponin là Rg (gây hưng phấn thần kinh, chống mỏi mệt và tăng cường thể lực) và Rh (có tác dụng ức chế tế bào ung thư).
Giải độc cơ thể
Trong hải sâm có chứa Se – một chất giải độc kỳ diệu, làm vô hiệu hóa các kim loại nặng đi vào cơ thể qua đường ăn uống (như chì, thủy ngân) để thải ra nước tiểu.
Trị suy nhược thần kinh
Hải sâm 100g, hạt sen 200g, mật ong 50ml. Hải sâm, hạt sen sấy khô tán bột, dùng mật ong luyện viên bằng hạt ngô phơi khô, mỗi lần uống 6 viên với nước sôi để nguội.
Trị lở ngứa
Hải sâm 100g, dầu vừng 150ml. Hải sâm sấy khô tán bột, cho vào dầu vừng, trộn đều, bôi hàng ngày. Trị các loại lở loét: hải sâm, sấy khô, tán bột, bôi.
Các cách chế biến món ăn từ hải sâm
Hình ảnh con Hải sâm biển từ xưa đến nay đã trở nên quá quen thuộc, con Đỉa biển không chỉ được dùng làm thuốc mà còn được chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng như:
Đỉa biển nấu rau củ
Bạn cần chuẩn bị: Đỉa biển, ức gà, đậu hà lan, măng tươi, xương gà, cà rốt, nấm hương, gừng, rượu, hành tím, tỏi…cùng các loại gia vị khác.
Chế biến:
Bạn hầm xương gà lấy nước dùng, rồi cho một ít gừng vào sau đó vớt ra giã nguyễn, thái mỏng, ngâm cùng nước dùng.
Ức gà luộc chín, thái mỏng, cà rốt tỉa hoa thái mỏng, nấm ngâm nở, đâu bỏ xơ, rau thơm rửa sạch thải nhỏ.
Ướp Đỉa biển với tiêu, nước mắm cho vừa rồi xào cùng hành băm, tỏi băm.
Nấu nước dùng gà sôi lên, nên nếm vừa rồi cho Đỉa biển cùng rau vào nấu cho đến khi vừa chín tới. (bạn cần ăn ngay khi nóng).
Cháo Đỉa biển với gà
Bạn cần chuẩn bị: Đỉa biển, thịt gà, gạo, hành hoa, muối…
Chế biến:
Đỉa biển được sơ chế thái thành từ miếng nhỏ, gà cắt miếng, gạo vo sạch.
Cho tất cả vào đun nhỏ lửa cho đến khi thành cháo thì cho muối và hành vào.
Hải sâm có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe vì vậy nó được xem là nhân sâm của biển cả. Hy vọng bạn đã có thêm những thông tin bổ ích góp phần vào việc chăm sóc sức khỏe cho mình. Chúc bạn luôn luôn khỏe mạnh và đừng quên đón đọc các bài viết tiếp theo của Ma Ngoáy nhé.