Cây đinh lăng thông thường được trồng khá phổ biến tại nước ta. Thông thường, loài cây này được trồng với mục đích làm cây cảnh, dược liệu hoặc làm rau. Bên cạnh đó, thân và củ đinh lăng còn có nhiều thành phần đặc biệt và có thể sử dụng như một bài thuốc để điều trị. Để tìm hiểu kỹ hơn về loài cây này bạn hãy theo dõi chia sẻ từ Ma Ngoáy nhé.
Tìm hiểu chung về cây đinh lăng
Đinh lăng là cây gì?
Trong y học cổ truyền cũng như trong dân gian, cây đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá hoặc sâm nam dương. Còn theo khoa học hiện đại, cây đinh nam có danh pháp là Polyscias fruticosa L. Harass họ nhân sâm, Araliaceae. Danh y nổi tiếng của Việt Nam đã từng ví cây đinh lăng như “cây sâm của người nghèo” bởi những tác dụng mà nó mang lại.
Đinh lăng hay cây gỏi cá, nam dương sâm (danh pháp hai phần: Polyscias fruticosa, đồng nghĩa: Panax fruticosum, Panax fruticosus) là một loài cây nhỏ thuộc chi Đinh lăng (Polyscias) của Họ Cuồng cuồng (Araliaceae). Cây được trồng làm cảnh hay làm thuốc trong y học cổ truyền.
Cây đinh lăng có những loại nào?
Trên thế giới, chi đinh lăng có rất nhiều loài khác nhau, trong đó được tìm thấy phổ biến nhất là những loại sau:
Đinh lăng lá nhỏ (sâm Nam Dương): là loại phổ biến nhất ở Việt Nam, cũng là loại cây sẽ được tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Đinh lăng lá to hay còn gọi là đinh lăng ráng, đinh lăng tẻ. Đặc điểm lá to và dày hơn nhiều so với đinh lăng lá nhỏ.
Đinh lăng đĩa lá to tròn, dày, mép lá có các vết giống hình răng cưa.
Đinh lăng lá răng: lá nở to, tách thành 3-4 múi. Cây này thường được trồng làm cây cảnh để bàn làm việc.
Đinh lăng lá tròn: lá to, dạng vỏ hến, lá xen kẽ giữa 2 màu trắng và xanh rất đặc sắc.
Đinh lăng lá vằn: lá hình cánh hoa.
Đinh lăng mép lá bạc, là cây nhỏ, viền lá màu bạc rất đẹp, được trồng làm cây cảnh cây bonsai.
Đặc điểm nhận biết của cây đinh lăng
Thân cây
Cây đinh lăng thuộc cây thân bụi có khả năng mọc xanh tốt quanh năm, chiều cao của cây từ 0, 5 đến 2 m.
Thân cây có hình tròn vỏ cây sần sùi nhưng không có gai. Trên thân cây thường có những vết sẹo lồi to do lá rụng, thân cây thường có màu nâu xám.
Cây đinh lăng thường được sử dụng làm thuốc chủ yếu là những cây đinh lăng nhỏ hay còn gọi là đinh lăng nếp có thân gỗ nhỏ hơn, chiều cao cây thường từ 0,8 đến 1,5 m, thân cây cũng không có gai.
Hình dáng lá cây đinh lăng
Cây đinh lăng thuộc họ lá mọc cách, kép lông chim 2- 3 lần.
Chiều dài lá thường từ 20 đến 40 cm.
Những lá chét thường chia thùy nhọn không đều. mặt trên của lá có màu xanh, phần mặt dưới của lá thường bóng hơn.
Phần gốc lá và phiến lá có hình dáng thuôn nhọn, dài từ 3 đến 5cm, rộng từ 0,5 đến 1,5 cm.
Gân lá thường có hình lông chim, phần gân chính thường nổi rõ và có thêm 3 đến 4 cặp gân phụ chia theo từng đường lá.
Cuống lá đinh lăng thường dài, có hình tròn hoặc màu xanh đậm, đôi khi có xuất hiện những đốm lá hình nhạt ở trên cuống. Đáy cuống phình to ra thành bẹ lá.
Hoa của cây đinh lăng
Hoa đinh lăng thường là hoa lưỡng tính,mẫu 5, thường mọc thành cụm và tụ lại ở phần đầu ngọn cành.
Kích thước hoa khá nhỏ, cuống hoa hình trụ có màu xanh, dài khoảng 0,3-0,4cm, lá bắc mọc ở phần gốc cuống hoa có hình tam giác nhọn.
Đài hoa có 5 răng và được chia đều ra xung quanh, đài hoa có màu xanh, hình bầu dục, phần đỉnh thuôn nhọn, cánh hoa dài khoảng 0,25- 0,3 cm, rộng 0,1-0,15 cm.
Bộ nhị hoa cũng có 5 nhị rời và xếp xen kẽ giữa các cánh hoa, bộ nhụy hoa có từ 2-3 lá noãn.
Quả của cây đinh lăng
Cây đinh lăng có quả thuộc dạng quả hạch, hình bầu dục, chiều dài quả tầm 4-6 mm, rộng 3-4 mm. Phía trên đỉnh quả thường còn lại phần vòi nhụy mọc dài ra, đài hoa vẫn còn. Quả đinh lăng có màu xanh đậm, vỏ quả có một số nốt tròn màu xanh nhạt.
Nguồn gốc của cây đinh lăng
Cây đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) là một trong những cây thuốc quý có tác dụng tương tự như cây nhân sâm Hàn Quốc hay Sâm Ngọc Linh. Cây đinh lăng có nguồn gốc ở Thái Bình Dương, lần đầu được phát hiện tại hòn đảo Polynésie, sau này tác dụng của cây đinh lăng trở nên phổ biến và được trồng ở Malaysia, Indonesia, Campuchia, Lào,…
Cây đinh lăng xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu và thường được trồng chủ yếu ở những cửa đình, đình chùa, trạm xá và bệnh viện để làm cảnh. Các nhà thuốc Đông Y thường sử dụng cây đinh lăng chữa bệnh cho những người bị cơ thể suy nhược, gầy yếu, phụ nữ sau sinh và rất nhiều bệnh khác. Hiện nay cây đinh lăng đã bắt đầu được trồng phổ biến ở nhiều nơi.
Đặc điểm sinh thái của loài cây đinh lăng
Cây đinh lăng là cây lâu năm, ưa ẩm và ưa sáng nhưng cũng có khả năng chịu hạn, cây chỉ không chịu được úng hạn. Cây đinh lăng rất thích hợp ở những vùng khí hậu nhiệt đới có hai mùa rõ rệt và thường được trồng chủ yếu ỏ các tỉnh miền núi phía Bắc.
Tuy nhiên về yêu cầu nhiệt độ và lượng mưa cây đinh lăng cũng có thể thích hợp ở các tỉnh miền nam như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Các tỉnh Đồng Nai, Đắk Lắk đều có thể thích hợp để trồng cây đinh lăng. Nhiệt độ thích hợp để cây đinh lăng sinh trưởng và phát triển tốt nhất là từ 22 đến 23 độ C. Tuy nhiên cây đinh lăng lại có khả năng thích ứng khá cao và có ngưỡng nhiệt độ tối thiểu tới -2 độ C và ngưỡng nhiệt độ tối đa là 42 độ C.
Độ ẩm trung bình hàng năm cây cần đạt từ 82 đến 89%. Lượng mưa trung bình trong năm cần đạt từ 1400 đến 2500 mm/năm.Cây đinh lăng có thể thích nghi tốt trên nhiều loại đất khác nhau nhưng có để sinh trưởng và phát triển tốt thì nên trồng trên vùng có đất ẩm.
Và đồng thời hệ thống thoát nước tốt với thành phần cơ giới trung bình, từ đất cát pha đến đất thịt. Nên trồng cây trên tầng đất dày khoảng 1m, đất có nhiều mùn, tơi xốp chẳng hạn như các loại đất feralit đỏ hoặc đất feralit giàu mùn trên đồi núi.
Bài thuốc trị bệnh từ đinh lăng bạn có thể áp dụng tại nhà
Đinh lăng làm lành vết thương, chữa sưng đau cơ khớp
Bạn chỉ cần lấy lá đinh lăng giã nhuyễn đắp lên vết thương, chỗ sưng đau. Ngày xưa, khi bị chảy máu tay hay chân, các cụ cầm máu bằng cách nhai lá đinh lăng, đắp vào chỗ chảy máu rồi lấy mảnh vải buộc lại.
Chống co giật ở trẻ em
Theo kinh nghiệm dân gian, lá đinh lăng được dùng chống bệnh co giật cho trẻ em, lấy lá non và lá già phơi khô đem lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm. Lá non đinh lăng còn được dùng làm rau ăn sống, làm gỏi cá… và cũng là vị thuốc bổ tốt cho cơ thể.
Đinh lăng chữa tê khớp và đau lưng mỏi gối, bệnh gút
Dùng thân cành cây đinh lăng 20g – 30g (hoặc đi kèm cúc tần, cam thảo dây, rễ cây xấu hổ) sắc lấy nước, uống nhiều lần trong ngày. Với cách làm này chỉ trong một thời gian ngắn bệnh tình sẽ được thuyên giảm.
Bồi bổ cho phụ nữ khi sinh con
Phụ nữ sau khi sinh, người ốm dậy nên dùng lá đinh lăng nấu canh với thịt, cá để bồi bổ có tác dụng gần giống như nhân sâm. Để phát huy công dụng của cây đinh lăng trong trường hợp này, bạn chỉ cần thực hiện bài thuốc này bạn dùng khoảng 200g lá đinh lăng rửa sạch, khi canh thịt nấu sôi cho đinh lăng đun vừa chín tới, ăn nóng, giúp cơ thể sảng khoái, đẩy các độc tố ra ngoài.
Loại bỏ tình trạng dị ứng
Tùy theo từng trường hợp bạn có thể dùng lá đinh lăng hoặc rễ đinh lăng để sắc lấy nước uống. Với cả hai cách làm này, bạn chỉ cần rửa sạch các bộ phận cần sắc sau đó cho vào nồi hoặc ấm và sắc lấy nước uống. Bạn nên sắc lấy khoảng hai lần nước đầu sau đó làm lại lượt mới để có thể thu được kết quả tốt nhất.
Trên đây là những thông tin bổ ích mà Ma Ngoáy muốn mang đến cho bạn đọc hiểu rõ về nguồn gốc và công dụng của cây đinh lăng trong đời sống. Để có thêm những kiến thức về những loại dược liệu trong cuộc sống hằng ngày bạn đừng quên theo dõi website của chúng tôi mỗi ngày nhé.