Nhồi máu não có nguy hiểm không là câu hỏi Ma Ngoáy nhận được rất nhiều trong thời gian qua. Thực tế, tình trạng này đang có chiều hướng gia tăng nhanh chóng. Bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nếu không phát hiện và có phác đồ điều trị đúng cách. Không để bạn đọc chờ lâu, ngay sau đây Ma Ngoáy sẽ đồng hành cùng bạn tìm lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi trên nhé!
Nhồi máu não có nguy hiểm không?
Nhồi máu não hay còn có những tên gọi khác như tai biến mạch máu não, đột quỵ não. Theo các chuyên gia y tế, nhồi máu não được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm. Khi bệnh xảy ra cũng là lúc lượng oxy trong một phần của não bị thiếu hụt nghiêm trọng. Điều này khiến các tế bào của não có thể “chết” nhanh chỉ trong vài phút ngắn ngủi sau đó.
Cụ thể, khi cơn nhồi máu não tái diễn, cứ mỗi phút sẽ có khoảng trên dưới 2 triệu tế bào của não rơi vào trạng thái “chết”, ngưng hoạt động và không thể phục hồi được. Người bệnh rất dễ hôn mê sâu, bại liệt hoặc tử vong.


Lúc này, thời gian can thiệp y tế càng nhanh giây nào thì khả năng sống sót của người bệnh càng cao. Phương pháp duy nhất để cấp cứu cho người đột quỵ não là “cấp máu tươi cho não”. Tuy nhiên phác đồ này không phải lúc nào cũng thành công, xác suất người bệnh tỉnh táo và trở về hoạt động bình thường trước đó rất thấp.
Hiện tại, nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là do các vấn đề về tim mạch như xơ vữa/ tắc mạch máu, rung nhĩ, hở van tim. Bên cạnh đó, các yếu tố gây hại như khói thuốc lá, chất kích thích, chất béo bão hòa cũng có thể là thủ phạm gây bệnh.
Biến chứng của tai biến mạch máu não
Biến chứng của cơn nhồi máu não để lại đều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe người bệnh. Lâu dần vô tình khiến họ trở thành gánh nặng cho những người xung quanh và xã hội. Trong đó phải kể tới những biến chứng điển hình như:
Liệt người
Như bài viết đã đề cập bên trên, biến chứng đầu tiên rất dễ gặp phải khi cơn nhồi máu xuất hiện chính là liệt khả năng vận động. Có rất nhiều người bị liệt các chi, liệt nửa người hoặc toàn thân do bệnh để lại.
Ngay cả những vận động cơ bản như ăn uống, vệ sinh cá nhân, cầm nắm đều rất khó thực hiện. Trong hoàn cảnh này, người bệnh rất cần sự chăm sóc của người thân.


Khi chăm sóc người đã từng bị đột quỵ não, nên chú ý tới các hệ lụy loét da, viêm đường tiết niệu hay viêm phổi do cơ thể chỉ nằm được một chỗ và ít cử động. Để người bệnh hồi phục nhanh hơn, tốt nhất người thân nên hỗ trợ họ tập các bài vận động theo từng cấp độ.
Nhận thức giảm sút
Khi cơn nhồi máu não đã đi qua, trí nhớ của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Họ có thể không nhận ra những thứ thân quen nhất với mình. Thậm chí, có trường hợp còn trở nên “lẫn” khi tuổi chưa già. Điều này khiến người bệnh khó có thể lao động trí óc hoặc làm những việc phức tạp.
Để hỗ trợ cải thiện tư duy và trí nhớ của người bệnh, người chăm sóc nên thường xuyên hướng dẫn họ đọc sách báo, đi dạo bên ngoài hoặc tham gia các hoạt động thể chất vừa sức.
Rối loạn ngôn ngữ
Đây là biến chứng không thể không nhắc tới khi một người đã bị nhồi máu não được cứu sống. Người bệnh sẽ bị nói ngọng, bí từ hoặc không phát âm được. Nguyên do là bởi cơn đột quỵ đã khiến vùng não điều khiển hoạt động ngôn ngữ của cơ thể họ bị tổn thương.


Rối loạn, suy giảm thị lực
Mắt mờ, nhìn không rõ cũng là một hệ lụy do tai biến mạch máu não gây ra. Người bệnh có thể nhìn mờ, lóa hoặc không nhìn thấy vật ở khoảng cách 1m trở lên.
Tiểu tiện không kiểm soát được
Biến chứng nguy hiểm cuối cùng người bị nhồi máu não phải chịu đựng là chứng tiểu tiện không kiểm soát. Người chăm sóc cần chú ý theo dõi và vệ sinh kịp thời, sạch sẽ cho người bệnh để tránh viêm nhiễm.
Khi người thân bị nhồi máu não cần làm gì?
Nhồi máu não gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế nếu không may người thân của bạn gặp phải tình trạng này thì hãy nhanh trí xử lý theo các cách dưới đây nhé!
- Trường hợp người bệnh vẫn tỉnh táo: Bạn không nên chạm vào bệnh nhân, cứ để họ nằm tĩnh lặng một chỗ. Bởi việc di chuyển người bệnh sẽ khiến mạch máu não của họ có thể đứt bất cứ lúc nào. Sau đó bạn cần nhanh chóng gọi cấp cứu để bác sĩ hướng dẫn chi tiết.


- Khi người bệnh đã hôn mê: Bạn hãy xem người bệnh thở như thế nào (thở chậm, thở dốc hoặc ngừng thở). Không may người bệnh ngừng thở thì cần thực hiện các động tác hô hấp nhân tạo để giúp cung cấp oxy cho não kịp thời.
Như vậy bài viết đã giúp bạn tìm ra câu trả lời cho câu hỏi nhồi máu não có nguy hiểm không rồi nhé! Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên thường xuyên ghé qua website của Ma Ngoáy để cập nhật liên tục những kiến thức bổ ích.