Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể là vấn đề được rất nhiều chị em liên hệ hỏi ban quản trị của Ma Ngoáy. Vì vậy, trong bài viết này, Ma Ngoáy xin chia sẻ đến quý bạn đọc cách đăng ký kinh doanh hộ cá thể cũng như hướng dẫn các bạn thủ tục đăng ký hộ kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
Hộ kinh doanh cá thể là gì? Dành cho ai?
Điều 79 Nghị định 01/2021 NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp định nghĩa về hộ kinh doanh cá thể như sau:
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh”.
Thường thì những cá nhân, hộ gia đình sau nên đăng ký hộ kinh doanh cá thể:
- Khách hàng không có nhu cầu sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) để tránh phiền hà phức tạp về thuế như phải nộp tờ khai, nộp báo cáo quý, báo cáo tài chính…
- Cá nhân, hộ gia đình có mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, vốn ít.
- Có nhu cầu hợp pháp hóa hình thức kinh doanh của mình, cần giấy phép khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
Có thể hiểu đơn giản,
Đặc điểm cơ bản của hộ kinh doanh cá thể:
Hồ sơ và thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể bao gồm các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh;
- Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh (không cần công chứng).
Trường hợp các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn đăng ký hộ kinh doanh thì cần thêm các giấy tờ sau:
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên hộ gia đình;
- Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh;
- Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh;
- Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có);
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề (nếu có).
Điều kiện đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Địa điểm và thời gian xử lý hồ sơ
Địa điểm nộp hồ sơ
Ngoài hình thức nộp hồ sơ trực tiếp, công dân có thể thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể online tại trang dịch vụ công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố. Sau khi đăng ký, hồ sơ sẽ được chuyển tiếp về Phòng Tài chính – Kế hoạch/ Phòng Kinh tế của UBND quận, huyện liên quan để xét duyệt hồ sơ.
Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ gửi thông báo về tài khoản đăng ký kinh doanh của chủ hộ để hẹn ngày lấy giấy phép.Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cần bổ sung hoặc bị từ chối, chủ hộ cũng sẽ nhận được thông báo trực tiếp thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh.
Thời gian làm thủ tục
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.
Lưu ý khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Đối tượng đăng ký
Đối tượng đăng ký hộ kinh doanh cá thể bắt buộc phải là cá nhân, nhóm cá nhân hay là hộ gia đình. Công dân đủ 18 tuổi có năng lực pháp luật và hành vi dân sự sẽ được quyền đứng tên trên giấy chứng nhận kinh doanh (Theo Điều 79 Nghị định 01/2021 NĐ-CP)
Người đại diện các thành viên hộ gia đình đứng tên trên giấy phép kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Một người chỉ đứng tên duy nhất một hộ kinh doanh, xét trên phạm vi cả nước.
Đặt tên cho hộ kinh doanh
- Tên hộ kinh doanh bao gồm 2 thành tố: “Hộ kinh doanh + Tên riêng của hộ kinh doanh”.
- Tên Hộ kinh doanh không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” vì dễ gây nhầm lẫn với loại hình doanh nghiệp.
- Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của những hộ kinh doanh khác đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.
- Không sử dụng tiếng anh để đặt tên cho hộ kinh doanh cá thể. Nếu sử dụng phải đảm bảo giữa các ký tự có dấu chấm đi kèm. Ví dụ: Hộ kinh doanh E.D.E.N
Câu hỏi thường gặp về hộ kinh doanh cá thể
Có nên thuê dịch vụ làm giấy phép kinh doanh hộ cá thể không?
Câu trả lời là CÓ.
Vì bạn có thể không thành tạo các thủ tục/quy trình đăng ký nên sẽ mất nhiều thời gian và công sức. Các dịch vụ đăng ký kinh doanh hiện tại có mức giá khá phù hợp và tiến hành nhanh chóng.
Tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh cá thể ở đâu?
việc kiểm tra mã số thuế đã được chuyển đối sang hình thức trực tuyến để cả hộ kinh doanh, doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm. Bạn truy cập vào đường link sau: http://tracuunnt.gdt.gov.vn và tiếp tục điền các thông tin bên dưới:
- Chọn tra cứu thông tin người nộp thuế: Dành cho hộ kinh doanh, doanh nghiệp.
- Mã số thuế
- Tên tổ chức cá nhân nộp thuế
- Địa chỉ trụ sở kinh doanh
- Số chứng minh thư hay thẻ căn cước của người đại diện: Mã số thuế của người đại diện kinh doanh
Hộ kinh doanh cá thể có mã số thuế không?
Căn cứ theo Thông tư 95/2016/TT-BTC,
- ĐỐI TƯỢNG nộp thuế là hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung cấp hàng hóa, dịch vụ,…
- Mã số thuế cấp cho hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh là mã số thuế cấp cho cá nhân là đại diện hộ kinh doanh.
- Cá nhân đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp mã số thuế cá nhân, khi phát sinh hoạt động kinh doanh, nếu cá nhân là đại diện hộ kinh doanh thì sử dụng mã số thuế của mình để kê khai, nộp thuế cho hoạt động kinh doanh và ngược lại.
Như vậy,
- Hộ kinh doanh là đối tượng “bắt buộc” phải nộp thuế do đó được cấp mã số thuế theo quy định của pháp luật.
- Khi phát sinh các hoạt động kinh doanh, cá nhân chủ hộ kinh doanh, đại diện hộ kinh doanh sử dụng mã số thuế để kê khai, nộp theo quy định của pháp luật.
Hộ kinh doanh cá thể có cần hóa đơn đầu vào không?
Thứ nhất: Hộ kinh doanh cá thể không cần đến hóa đơn đầu vào nhưng sẽ phải lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào (có mẫu 01/TNDN theo quy định tại Thông tư 78/2014/TT-BTC) trong trường hợp mua hàng hóa với các mặt hàng là nông sản, thủy hải sản của người đánh bắt trực tiếp, người nuôi dưỡng, sản xuất trực tiếp bán ra; là sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng vật liệu tự nhiên…
Như vậy, nếu hàng hóa mua vào mà không thuộc những trường hợp kể trên thì hộ kinh doanh khi nhập/mua hàng hóa, dịch vụ có thể cần có hóa đơn đầu vào để hợp lệ được số hàng hóa, dịch vụ này khi kinh doanh.
Thứ hai: Khi bán hàng hóa, dịch vụ mà có giá trị thanh toán nhỏ hơn 200.000 đồng thì không cần lập hóa đơn trừ trường hợp là người nhập/mua hàng hóa, dịch vụ có yêu cầu lập và giao hóa đơn theo quy định pháp luật.
Do đó, chỉ trừ khi hộ kinh doanh cá thể có nhu cầu thì việc nhập hàng hóa, dịch vụ về để kinh doanh với giá trị dưới 200.000 đồng của cá nhân, tổ chức kinh doanh khác thì không cần phải hóa đơn đầu vào.
Hộ kinh doanh cá thể có tư cách pháp nhân không?
Tương tự với hình thức doanh nghiệp tư nhân, hiện tại hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân.
Hộ kinh doanh cá thể có con dấu không?
Hộ kinh doanh cá thể thì không được sử dụng con dấu pháp nhân ( dấu tròn ) như doanh nghiệp. Tuy nhiên hộ kinh doanh vẫn có thể sử dụng loại con dấu vuông ( dấu mã số thuế) dùng cho mục đích sử dụng hóa đơn.
Nếu bạn đã có ý định “lập nghiệp” bằng con đường tự mình kinh doanh, thì chắc chắc bạn sẽ phải quan tâm đến những quy định về đăng ký kinh doanh của pháp luật. Mô hình kinh doanh hộ cá thể là một lựa chọn hợp pháp và phù hợp với khá nhiều mô hình kinh doanh.
Nếu mô hình kinh doanh của bạn cần loại bỏ những hạn chế này thì cần phải thành lập công ty để giải quyết vấn đề. Bạn có thể đọc tiếp bài viết về thủ tục đăng ký kinh doanh cho công ty.
Bài viết này xin kết thúc tại đây! Nếu bạn thấy hữu ích, hãy nhớ like share và theo dõi Ma Ngoáy nhé!